Ghép xương là một trong những kỹ thuật bổ sung, tái tạo xương hàm cần thiết cho một số trường hợp cấy ghép implant. Vậy đối tượng thực hiện phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant là ai?
Menu xem nhanh:
1. Ghép xương là phương pháp gì?
Với một số bệnh nhân bị mất răng lâu năm, mật độ xương hàm không đảm bảo thì ghép xương là một trong những kỹ thuật bắt buộc được thực hiện để giúp tăng thể tích xương hàm, để từ đó đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ implant. Kỹ thuật này thường được thực hiện trước khi đặt trụ khoảng 9 12 tháng, giúp vùng xương mới cấy được ổn định và đủ độ độ chắc giữ implant.
2. Đối tượng cần ghép xương
2.1 Đối tượng chỉ định
– Người bệnh có mật độ xương hàm quá mỏng, yếu do bẩm sinh.
– Xương hàm tiêu đi do bị mất răng một thời gian dài.
– Chấn thương mạnh hoặc có di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.
2.2 Đối tượng chống chỉ định
– Bị mất răng toàn hàm.
– Người có bệnh lý toàn thân như suy giảm miễn dịch, tiểu đường chưa kiểm soát, rối loạn đông máu…
– Người sử dụng các chất kích thích thường xuyên (bia, rượu, thuốc lá…)
– Người mắc các bệnh lý về răng miệng.
3. Ưu & nhược điểm của kỹ thuật ghép xương
3.1 Ưu điểm
– Giúp những người mất răng lâu năm đủ điều kiện để trồng răng implant.
– Hỗ trợ trụ titanium bám chặt hơn vào xương hàm.
– Giúp cấu trúc xương hàm được tái tạo lại, bảo tồn được xương hàm và răng thật.
– Khuôn mặt không bị thay đổi cấu trúc và giữ được vẻ tươi trẻ.
– Ngăn ngừa được khả năng xương hàm bị tiêu.
3.2 Nhược điểm
– Dễ xảy ra tình trạng tiêu xương sau cấy, xương cứng, rời rạc và độ kết dính không cao. Chính vì vậy, cơ chế lành thương bị chậm.
– Phần nướu mà xương cấy vào không có màu đỏ hồng giống như nướu bình thường, có khả năng chuyển sang màu thâm và gây mất thẩm mỹ.
– Độ cứng của xương nhân tạo không bằng xương thật.
4. Những lưu ý khi thực hiện ghép xương
– Sau khi cấy ghép, cần cắn gạc để giúp cầm máu (trong 30 – 60 phút).
– Bệnh nhân có thể chườm giá giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Sau khi phẫu thuật khoảng 48 – 72 giờ, nên ăn những đồ ăn lỏng, ăn ở phía bên kia hàm (đối diện với chỗ cấy ghép) và nằm kê cao gối hơn bình thường.
– Trong 1 – 3 ngày đầu, tránh những hoạt động thể chất vì có thể gây ra tình trạng chất thương cho vùng cấy răng, khiến cho implant bị tung ra khỏi vùng cấy ghép.
– Một số biểu hiện bình thường sau khi cấy ghép bao gồm: Chảy máu sau phẫu thuật (tự động ngừng chảy sau 30 phút), có sưng nề, thân nhiệt tăng nhẹ quanh 38 độ C. Tuy nhiên, nếu có một số biểu hiện bất thường sau thì người bệnh cần tái khám ngay: chảy máu liên tục không ngừng sau 30 phút và nhiễm trùng vùng cấy ghép.
5. Nên ghép xương cấy ghép implant ở đâu?
Để lựa chọn được một cơ sở nha khoa uy tín, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị máy móc sử dụng và danh hiệu lớn đạt được. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người dùng sẽ hoàn toàn an tâm với những ưu điểm như:
– Đội ngũ y bác sĩ từng tu nghiệp tại nước ngoài, có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành, luôn nhẹ nhàng và tận tâm với người bệnh.
– Hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài như: máy chụp X-quang kỹ thuật số RSV của Pháp, máy chụp CT Rainbow của Hàn Quốc, máy scan răng iTero 5D của Mỹ, máy cấy implant….
– Phác đồ cấy ghép xương trồng implant đúng chuẩn và phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.
– Sự an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu.
– Đội ngũ điều dưỡng thân thiện, tận tâm và luôn coi người bệnh như người nhà.
– Vô vàn lợi ích dành cho khách hàng đến từ thương hiệu đạt top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện đạt điểm chất lượng tốt nhất do Sở Y tế hà Nội công bố.
Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “ghép xương trong cấy ghép implant”. Nếu có thắc mắc về chủ đề này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ giàu kinh nghiệm ở các cơ sở nha khoa uy tín.