Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới, thường do vi khuẩn gram (-) gây nên. Cách xử trí viêm tiền liệt tuyến nếu không được thực hiện kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Menu xem nhanh:
Bệnh viêm tiền liệt tuyến là gì?
Tiền liệt tuyến là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như nhân quả hạnh đào nằm phía dưới bàng quang. Khi bộ phận này bị viêm có thể gây ra những triệu chứng như luôn buồn tiểu hay đi đái rắt, buốt, rát, thường kèm theo đau cả vùng chậu nhỏ, bẹn và vùng dưới thắt lưng. Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị viêm tiền liệt tuyến, các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, dạng bệnh và mức độ phát triển bệnh để có hướng xử lý hiệu quả, hợp lý. Hiện nay, viêm tiền liệt tuyến thường được chia làm ba dạng viêm.
1.1. Viêm tiền liệt tuyến cấp tính
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện bất ngờ như sốt rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh.
1.2. Viêm tiền liệt tuyến mạn tính
Triệu chứng gần giống như viêm cấp nhưng phát triển chậm hơn, sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và viêm bàng quang tái phát.
1.3. Viêm tiền liệt tuyến không nhiễm khuẩn
Triệu chứng của dạng viêm này giống với dạng viêm mạn tính nhưng hầu như không bị sốt nhưng khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt thì không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
2. Cách xử trí viêm tiền liệt tuyến
Thông thường, trong xử trí viêm tiền liệt tuyến, kháng sinh được sử dụng với liệu trình kéo dài từ 4 – 12 tuần. Đặc biệt, các loại vi khuẩn gây viêm tiền liệt tuyến mạn tính sẽ thường có hiện thượng kháng thuốc hơn nên cần kiên trì phương pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị trong thời gian dài hơn.
Nếu dùng kháng sinh mà không khỏi vì tuyến tiền liệt viêm xơ nặng hoặc có sỏi thì bác sĩ sẽ cắt nội soi qua niệu đạo hoặc phẫu thuật mở bóc bỏ hết tổ chức viêm và sỏi.
Trường hợp viêm tiền liệt tuyến nhưng không phải do vi khuẩn gây bệnh thường được chẩn đoán do các yếu tố như hóa chất, tâm lý, miễn dịch….thậm chí không tìm thấy nguyên nhân thì được hỗ trợ hỗ trợ điều trị triệu chứng (giảm đau, an thần, lợi tiểu, vitamin A và vitamin E).
Ngoài ra, các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng bệnh hoặc ngâm, tắm nửa dưới cơ thể bằng nước ấm để giảm đau và thư giãn. Người bệnh cũng nên massage bộ phận sinh dục hằng ngày để giảm xung huyết, thông mạch.
Bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho điều độ. Không nên dùng các chất kích thích như rượu mạnh, cà phê, nước giải khát có ga, các gia vị cay nóng; đi tiểu đều; hoạt động tình dục điều độ; đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên tiền liệt tuyến.