Bệnh lý viêm kết mạc họng hạch là một trong những bệnh về mắt có khả năng lây lan cộng đồng nhanh. Do vậy, chúng ta cần quan tâm tới các biện pháp điều trị viêm kết mạc họng hạch để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, không để lại biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh lý viêm kết mạc họng hạch là như thế nào?
Viêm kết mạc họng hạch là một trong những bệnh gây ra do sự tấn công của virus adenovirus. Loại virus này có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm hầu họng, sưng hạch bạch huyết,…
Khi bị viêm kết mạc họng hạch, bên cạnh hiện tượng đau mắt, ở phần hạch trước tai còn có dấu hiệu sưng to, gây đau và khó khăn nuốt nước bọt.

Viêm kết mạc họng hạch là một trong những bệnh gây ra do sự tấn công của virus adenovirus
Bệnh viêm kết mạc họng hạch cũng có thể xảy ra ở mọi nơi khác nhau. Tuy nhiên chúng thường được tìm thấy nhiều hơn ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm. Bệnh lý này có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Viêm kết mạc họng hạch nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có khả năng biến chứng trở nặng.
2. Phân biệt viêm kết mạc họng hạch với bệnh viêm kết mạc virus khác bằng cách nào?
2.1. Một số dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm kết mạc họng hạch
Khi bị bệnh lý viêm kết mạc họng hạch, bệnh nhân thường thấy xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: sốt, ho, đau họng, sưng hạch góc hàm. Các triệu chứng tại mắt như: mi sưng nề, đau nhức mi, chảy nước mắt, ghèn rỉ trắng dính, đỏ mắt, cộm mắt …
Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc họng hạch có khả năng tiến triển nặng rất nhanh trong vòng vài ngày. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ có khả năng gây viêm phổi, viêm phế quản, biến chứng mắt nặng nề hơn.. Một số trường hợp bệnh nặng còn có thể bị sốt cao, co giật, mất nước, chán ăn,…
Viêm kết mạc họng hạch có khả năng lây lan cộng đồng khá nhanh, chủ yếu là thông qua đường hô hấp, khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi, chất tiết tại mắt. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây lan qua việc tiếp xúc, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt như: khăn mặt, khăn tắm, tắm ở những khu vực công cộng như bể bơi,…
2.2. Sự khác nhau giữa bệnh viêm kết mạc họng hạch và bệnh lý đau mắt đỏ

Viêm kết mạc họng hạch có khả năng lây lan cộng đồng khá nhanh
Bệnh lý viêm kết mạc họng hạch và đau mắt đỏ thường rất dễ bị nhầm lẫn với nhau do các triệu chứng lâm sàng khá tương đồng. Tuy nhiên 2 bệnh lý này vẫn có điểm khác nhau.
– Bệnh lý đau mắt đỏ thường sẽ không đi kèm với việc sưng các hạch bạch huyết.
– Ngược lại, bệnh lý viêm kết mạc họng hạch bên cạnh các triệu chứng thông thường như: sốt, viêm mũi họng, mệt mỏi,…ra thì còn kèm theo việc nổi hạch, sưng hạch, khó khăn khi nuốt nước bọt.
– Các triệu chứng tại mắt của 2 bệnh gần như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ bệnh theo từng cá thể, gồm các triệu chứng như: mi sưng nề, cộm, đau, chảy nước mắt, nhú gai kết mạc…
3. Bệnh lý viêm kết mạc họng hạch cần điều trị ra sao?
3.1. Điều trị bệnh viêm kết mạc họng hạch bằng cách sử dụng thuốc kết hợp tăng đề kháng
Hiện nay, bệnh lý viêm kết mạc họng hạch chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Tùy vào từng tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bệnh nhân các cách điều trị bệnh khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp cùng với việc nâng cao sức đề kháng.
Khi bệnh nhân bị mắc viêm kết mạc họng hạch, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc và điều trị bệnh tại nhà, bởi chúng có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Các loại thuốc đề điều trị bệnh viêm kết mạc họng hạch chủ yếu là thuốc kháng sinh có tác dụng chống bội nhiễm, chống viêm, giảm sưng, giảm đau. Tuy nhiên, cần chú ý tới thời gian sử dụng thuốc. Một số loại thuốc nếu sử dụng kéo dài trong thời gian quá lâu sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân khi mắc viêm kết mạc họng hạch nên kết hợp với việc bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp làm tăng đề kháng, nâng cao miễn dịch. Trong quá trình mắc bệnh, bệnh nhân cũng cần thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, rửa mắt bằng khăn sạch để làm giảm sưng, đau và hỗ trợ mắt nhanh hồi phục.
3.2. Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm kết mạc họng hạch?

Bệnh nhân cần thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
Để bệnh lý viêm kết mạc họng hạch không tiến triển và lây lan ra cộng đồng, chúng ta cần chú ý thực hiện một số điều sau:
– Chủ động giữ vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cá nhân trong nhà như: khăn tắm, chậu tắm,…
– Hạn chế việc sử dụng chung các đồ vật, đồ dùng cá nhân này bởi đây là tác nhân làm lây lan bệnh nhanh chóng.
– Không sử dụng chung các loại thuốc nhỏ mắt bởi chúng có nguy cơ cao gây lây lan bệnh.
– Khi đi ra ngoài đường, nên chủ động đeo kính râm, kính bảo vệ mắt để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
– Thường xuyên vệ sinh tay với xà phòng, không dụi mắt để tránh làm lây lan vi khuẩn gây bệnh.
– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tăng đề kháng, nâng cao miễn dịch.
– Chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa nếu trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh lý viêm kết mạc họng hạch và cách điều trị đúng cách ra sao. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.