Vàng da sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có 2 loại là vàng da sơ sinh là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết của 2 tình trạng này để có biện pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da và niêm mạc có màu vàng do nồng độ Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng tăng nhanh, Bilirubin thấm qua da và những tổ chức liên kết dẫn đến tình trạng vàng da, vàng niêm mạc.
Thông thường Bilirubin được loại bỏ ra khỏi máu bằng gan. Trong lúc mang thai, gan của mẹ thực hiện chức năng giúp loại bỏ Bilirubin trong cơ thể bé. Sau khi chào đời, gan của bé chưa thể hoạt động ngay mà phải mất một thời gian nên Bilirubin bị tích tụ và gây vàng da ở trẻ.
Trẻ bị vàng da trong 1 tuần đầu tiên sau sinh thường là vàng da do sinh lý, mức độ nhẹ ít phải can thiệp y tế. Những trường hợp nặng hơn có thể là vàng da bệnh lý, cần được điều trị càng sớm để trẻ không gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có não bộ.
2. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
2.1. Vàng da sinh lý
Xuất hiện sau khi sinh 24 giờ và có thể tự biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng, và 2 tuần với những trẻ sinh thiếu tháng.
Vàng da sinh lý thường chỉ xuất hiện ở vùng cổ, ngực và bụng bé, không kèm theo bất cứ bất thường nào, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, không ngủ li bì, không bỏ bú, không bị thiếu máu,…
2.2. Vàng da bệnh lý
Xuất hiện từ rất sớm, ngay trong 24h sau khi sinh, không tự khỏi trong 1 – 2 tuần.
Vàng da bệnh lý vàng đậm hơn vàng da sinh lý, da toàn thân đều có màu vàng, bao gồm cả da lòng bàn tay, lòng bàn chân, kết mạc mắt. Khi bị vàng da do bệnh lý trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường như sốt, ngủ li bì, co giật,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm do nhiễm độc Bilirubin làm trẻ chậm phát triển, cong cột sống, não bộ bị ảnh hưởng, động kinh,…
3. Phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh tại Thu Cúc TCI
Những trường hợp trẻ thường được chỉ định chiếu đèn điều trị vàng da là:
– Trẻ bị vàng da sau sinh trong vòng 24 giờ.
– Trẻ bị vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp quá mức nhưng chưa có biểu hiện bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh.
– Trẻ đẻ non, trẻ bị sang chấn trên da và xuất huyết mức độ nặng, trẻ có bướu máu chiếu đèn nhằm mục đích dự phòng vàng da.
Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đang thực hiện điều trị vàng da cho trẻ bằng phương pháp chiếu đèn cho bé. Đây là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao .
Chiếu đèn vàng da (sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng) giúp chuyển hóa Bilirubin tự do thành Photobilirubin, Photobilirubin tan trong nước và được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, từ đó làm giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Đèn chiếu vàng da Thu Cúc TCI sử dụng điều trị cho trẻ sơ sinh là đèn Bistos BT-400:
– Ánh sáng xanh có cường độ cao cho kết quả điều trị hiệu quả.
– Bước sóng ngắn nằm trong khoảng 450 – 475 nm dễ dàng xuyên qua da, tới các lớp mỡ để chuyển đổi Bilirubin, không gây hại cho não của trẻ.
Phương pháp chiếu vàng da thực hiện đúng theo quy định về khoảng cách, thời gian, không gian, cách chiếu đảm bảo hiệu quả điều trị.
Vàng da sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, một số trường hợp có thể tiềm ẩn những bệnh lý nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé. Để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện, bố mẹ nên cho con khám sàng lọc sớm để phát hiện sớm vàng da cũng như các bệnh lý sơ sinh khác, tránh chủ quan để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nếu như có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vàng da ở trẻ sơ sinh và các bệnh lý trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.