Điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em cần làm sớm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Hiện nay chưa có cách nào để phòng ngừa dị tật trật khớp háng bẩm sinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm có vai trò quan trọng trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ.

Những biểu hiện trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc một vài tuần đầu sau sinh. Sau đây là các dấu hiệu giúp phát hiện sớm ngay sau sinh là:

– Chênh lệch chiều dài hai chân: Chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện. Nhưng nếu trật khớp háng cả hai bên sẽ khó phát hiện.

– Nếp lằn mông, đùi ở chân: bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.

– Bàn chân đổ ngoài:  khi trẻ nằm duỗi chân.

– Tư thế gấp gối, khớp gối: bên trật thấp hơn.

– Hạn chế gấp và dạng:  khớp háng bên trật.

– Dáng đi khập khiễng: nếu trật khớp háng hai bên.

– Khi gấp và khép háng: chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

– Khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

– Ngoài ra, nếu chụp khớp háng hoặc siêu âm khớp háng có thể giúp chẩn đoán trật khớp háng.

Biến chứng do trật khớp háng

con vẹo cột sống do bị trật khớp háng bẩm sinh

Trật khớp háng bẩm sinh có thể gây gù, vẹo cột sống ở trẻ do tình trạng bất cân xứng của chi dưới. (ảnh minh họa)

Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ bị một số biến chứng như sau:

  • Thoái hóa khớp háng bên trật khớp gây đau, làm dáng đi trở nên bất thường
  • Hai chân có chiều dài không cân xứng, trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này.
  • Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.

Điều trị trật khớp háng ở trẻ em

điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em cần can thiệp sớm ngay sau khi sinh. (ảnh minh họa)

Điều trị trật khớp háng bẩm sinh tốt nhất là can thiệp sớm ngay sau khi sinh. Nếu dị tật này được phát hiện ngay sau khi sinh, việc điều trị chỉ đơn giản là duy trì tư thế khớp háng dạng và đầu gối gấp, trong khoảng 2 tháng. Có thể duy trì tư thế này bằng các phương pháp như:

Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày để giữ cho khớp háng dạng ra; Cõng hoặc địu trẻ; Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ; Đối với trẻ bị tật này từ 1 đến 6 tháng tuổi, việc điều trị cũng được thực hiện theo cách trên và thông thường sau từ 3 đến 4 tuần, khớp háng sẽ trở lại vị trí bình thường. Kỹ thuật này cho phép thành công từ 90 – 95% trường hợp.

Trong trường hợp cần có can thiệp toàn diện, có thể bó bột, thực hiện các bài tập vận động, sử dụng nẹp chỉnh hình. Khi điều trị bảo tồn thất bại cần phẫu thuật chỉnh hình sớm như nẹp chỉnh hình, bó bột chỉnh hình, phẫu thuật chỉnh hình.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ lớn, điều trị phẫu thuật rất nhiều khó khăn với nhiều kỹ thuật khác nhau: tạo hình ổ cối, sửa trục cổ – chỏm xương đùi… Tuy nhiên, kết quả còn rất hạn chế. Vì vậy, đối với dị tật trật khớp háng bẩm sinh phát hiện sớm rất cần thiết, giúp cho việc điều trị dễ dàng đạt kết quả tốt.

Trên đây là những thông tin để các bậc phụ huynh tham khảo, nếu cần tư vấn về phương pháp điều trị tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital