Điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đỗ Thị Hương 

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng, tái phát nhiều lần mà không tìm được các thương tổn về giải phẫu, cấu trúc, sinh hóa ở ruột. Hội chứng ruột kích thích mang đến nhiều phiền toái của “khổ chủ”. Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích là gì và điều trị hội chứng ruột kích thích thế nào hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm.

dieu-tri-dut-diem-hoi-chung-ruot-kich-thich

Đau quặn bụng là một trong những biểu hiện của người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích – nỗi phiền toái không chỉ của riêng bạn

Hội chứng ruột kích thích gây bệnh cho khoảng 10-30% dân số, tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, độ tuổi thường gặp là từ 40-60.

Chị Phương Mai (Nhân viên kế toán, Hà Nội) chia sẻ: “tôi thường bị đau quặn bụng, đi phân lỏng rất khó chịu mỗi khi ăn uống linh tinh. Đi khám bác sĩ bảo bị hội chứng ruột kích thích, đang điều trị bằng thuốc tây. Thực sự bệnh này không nguy nhưng mà hiểm, nó khiến tôi đứng ngồi không yên.”

Cùng cảnh ngộ với chị Mai, anh Bình bộc bạch “tôi cứ nghĩ mình bị đau dạ dày vì thường bị đau bụng khi uống bia, rượu; đi cầu thất thường. Đi khám mới hay đó là hội chứng ruột kích thích, bác sĩ kê đơn uống cho tôi uống, giờ đã đỡ nhiều; trong sinh hoạt cũng đỡ rắc rối hơn”

Hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nó mang đến nhiều phiền toái cho người mắc phải; làm giảm chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất, trong đó thường thấy đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Tuy nhiên, triệu chứng quan trọng nhất của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, ấm ách khó chịu, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn.

Ngoài triệu chứng đau quặn bụng, một số bệnh nhân cũng hay bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sền sệt, có thể lẫn với chất nhầy, không có máu. Một số trường hợp đi đại tiện vài lần trong ngày, mỗi lần đi đại tiện không hết phân và vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp. Bên cạnh đó, có một số trường hợp lại bị táo bón thường xuyên, phân rắn, phải rặn mới đi đại tiện được, thậm chí phải thụt tháo. Trong khi đó, có một số trường hợp thỉnh thoảng lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón.

dieu-tri-dut-diem-hoi-chung-ruot-kich-thich.1jpg

Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hiệu quả nhất.

Điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích

Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Theo thống kê, chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích; điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hiệu quả nhất.

Người bị hội chứng ruột kích thích có thể sử dụng các thuốc sau:

Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.

Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.

Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital