Điểm danh các triệu chứng viêm nha chu thường gặp nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm nha chu có thể nói là một trong những bệnh răng miệng phổ biến có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Vậy triệu chứng viêm nha chu là gì, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp tường tận bạn nhé!

1. Điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu

Bệnh nha chu là một trong những bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương ở xung quanh răng. Viêm nha chu có thể được chia làm nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm:

– Viêm nha chu mạn tính: Đây có thể nói là loại phổ biến nhất, được gây ra bởi sự tích tụ của các mảng bám, theo thời gian có thể ảnh hưởng đến nướu và xương, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất răng nếu như không được điều trị.

– Viêm nha chu hoại tử thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch kém, bệnh nhân đang điều trị ung thư, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Loại bệnh này được đặc trưng bởi mô nướu bị chết, dây chằng răng và xương hỗ trợ do thiếu nguồn cung cấp máu.

Viêm nha chu có thể nói là bệnh lý phổ biến và có thể phòng ngừa được, nguyên nhân chủ yếu thường là do vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu bao gồm:

– Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý

– Suy giảm sức đề kháng do đang mang bầu hoặc người bệnh mắc các bệnh lý như HIV/AIDS

– Một số thói quen gây hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia

– Mắc các loại bệnh lý như đái tháo đường, hoặc cơ thể bị nhiễm trùng

Nhìn chung, trong tất cả hầu hết các trường hợp, viêm nha chu đều bắt đầu bằng các mảng bám dính vào răng bao gồm chủ yếu là vi khuẩn. Nếu như không được điều trị, răng sẽ có thể bị viêm nha chu.

Viêm nha chu là một trong những bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương ở xung quanh răng.

Viêm nha chu là một trong những bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương ở xung quanh răng.

2. Triệu chứng viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu có thể xuất hiện từ sớm ở cả nam lẫn nữ, khi lợi bị viêm, phần nướu sẽ bị sưng rồi xẹp.

Viêm nha chu thường rất dễ bị bỏ qua do bệnh diễn tiến một cách thầm lặng, bệnh thường tiến triển qua 4 giai đoạn như:

– Giai đoạn 1: Vôi răng và cao răng hình thành do vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ ở mảng bám kẽ răng, cổ răng, viền răng và nướu răng để gây kích thích, dẫn đến viêm lợi

– Giai đoạn 2: Viêm lợi khiến lợi sưng phồng và chảy máu ở lợi, đặc biệt là khi ăn nhai hoặc là khi chải răng

– Giai đoạn 3: Viêm lợi khi không được điều trị cẩn thận sẽ dẫn đến viêm nha chu, bởi những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu

– Giai đoạn 4: Viêm nha chu làm phá hủy xương ổ răng và dẫn đến tụt lợi. Khi các tổ chức ở xung quanh răng không còn chắc chắn nữa sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng bị lung lay

Bạn cũng có thể nhận biết một số triệu chứng viêm nha chu điển hình như:

– Nướu sưng tấy, dễ bị chảy máu dù chỉ là va chạm nhẹ

– Lợi có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm

– Nướu không bao chặt với răng, làm cho răng trông dài hơn so với bình thường

– Có kẽ hở giữa răng và nướu

Hôi miệng, răng bị lung lay

– Đau khi ăn nhai

Triệu chứng viêm nha chu ở giai đoạn đầu có thể là hình thành vôi răng/cao răng

Triệu chứng viêm nha chu ở giai đoạn đầu có thể là hình thành vôi răng/cao răng

3. Biện pháp điều trị bệnh viêm nha chu như thế nào?

Theo các chuyên gia, viêm nha chu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ nha khoa từ sớm để được tư vấn phương án điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ có cách xử trí khác nhau.

3.1. Điều trị khẩn cấp

Điều trị khẩn cấp bệnh viêm nha chu khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu lợi hoặc lớp niêm mạc bị viêm. Ngoài ra, khi sờ vào ổ áp xe thấy đau (có thể đau nhiều hay đau ít), lớp niêm mạc bị sưng đỏ.

Thông thường, điều trị sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm, tuy nhiên lưu ý đây chỉ là phương pháp tạm thời, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.

3.2. Điều trị không phải phẫu thuật

Tùy vào từng tình trạng viêm nha chu, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp điều trị bao gồm:

– Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vào vùng nướu, lợi bị viêm, sưng

Lấy cao răng và vôi răng định kỳ

– Cố định răng bị lung lay

– Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc là thay thế miếng trám, phục hình răng đã trám không đúng kỹ thuật hoặc là tạm thời

– Nhổ bỏ răng không thể giữ được

3.3. Phẫu thuật viêm nha chu

Điều trị phẫu thuật viêm nha chu thường được thực hiện trong trường hợp đã điều trị các biện pháp khác tuy nhiên không mang lại hiệu quả cao. Một số hình thức phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm:

– Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Bác sĩ làm giảm kích thước của túi nha chu để tạo điều kiện thuận lợi nhằm làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn ở trên răng.

– Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo thành do và xương nha chu bị phá hủy, khi các túi này trở nên sâu hơn do phá hủy thêm nhiều mô và xương nha chu sẽ khiến cho răng bị lung lay.

– Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu có thể làm tụt lợi và bộc lộ chân răng, khi đó, phẫu thuật ghép mô mềm sẽ được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng bị tụt lợi cũng như phục hồi tổ chức xung quanh răng.

4. Chăm sóc sau điều trị viêm nha chu thế nào?

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị viêm nha chu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu tái khám thường xuyên, đồng thời thì bệnh nhân cũng cần vệ sinh chuyên sâu.

Việc vệ sinh cá nhân tại nhà là vô cùng quan trọng nhằm ngăn ngừa những diễn biến xấu của viêm nha chu hoặc tình trạng viêm nha chu trở lại. Do đó, bạn cần đánh răng thật kỹ để làm sạch kẽ răng và nướu, đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để kiểm soát mảng bám răng cũng như giảm khả năng hình thành vôi răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động giữ gìn và chăm sóc sức khỏe răng miệng như:

– Vệ sinh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy thức ăn bám ở kẽ răng

– Khám răng định kỳ, lấy vôi răng khoảng 6 tháng/lần nhằm hạn chế cao răng gây viêm lợi

– Ăn uống khoa học và hợp lý, nên bổ sung thêm rau xanh cũng như trái cây nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Thăm khám sức khỏe định kỳ là biện pháp bảo vệ răng miệng tốt nhất

Thăm khám sức khỏe định kỳ là biện pháp bảo vệ răng miệng tốt nhất

Như vậy là bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về triệu chứng viêm nha chu cũng như cách điều trị bệnh. Đừng quên thăm khám sớm ngay khi có những dấu hiệu bệnh để được điều trị hiệu quả bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital