Dịch sốt xuất huyết vào mùa – cần có ý thức phòng bệnh

Theo thống kê, trong tháng 7, Hà Nội ghi nhận 357 ca mắc sốt xuất huyết – chiếm hơn một nửa tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay của thành phố. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cũng tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân trong thời gian gần đây.

1. Miền Bắc đang vào mùa dịch

Miền Bắc đang diễn biến thời tiết thất thường, nắng nóng mưa nhiều, có sự biến động dân cư lớn, nhiều công trường xây dựng,  khu nhà tạm… vệ sinh môi trường còn hạn chế, tập trung phế liệu phế thải đọng nước vẫn còn tồn tại ở nhiều địa chỉ… là những yếu tố thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên diện rộng, đỉnh điểm là vào thời điểm tháng 10 và 11 hằng năm. Theo thống kê của Cục y tế Dự phòng, chỉ riêng trong tháng 7 Hà Nội đã có 357 ca mắc. Con số này cũng đang có chiều hướng tăng lên.

Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên diện rộng, đỉnh điểm là vào thời điểm tháng 10 và 11 hằng năm.

Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên diện rộng, đỉnh điểm là vào thời điểm tháng 10 và 11 hằng năm.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh sốt xuất huyết chỉ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, còn ở người lớn dễ qua khỏi hoặc nhiều người mắc sốt xuất huyết mà không biết, chỉ nghĩ là cảm cúm, sốt thông thường nên tự uống thuốc, điều này dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Người lớn mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng (suy gan, suy thận, trụy tim mạch). Ở nữ giới, khi mắc bệnh này, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt và điều đó khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa.
Bệnh sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm vì vậy người dân nên hết sức cảnh giác. Các cơ sở y tế địa phương cũng cần tăng cường phát hiện và có biện pháp đối phó kịp thời

2. Chủ động phòng dịch

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần để diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy.

Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,…

Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,... để phòng chống muỗi đốt.

Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,… để phòng chống muỗi đốt.

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
– Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột trên 2 ngày, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám điều trị kịp thời tránh tử vong.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital