Dị vật chảy nước mũi liệu chỉ là triệu chứng bình thường hay là dấu hiệu của những nguy cơ sức khỏe? Vì sao dị vật lại gây chảy mũi? Hãy cùng TCI khám phá ngay những điều này và hiểu đúng về dị vật mũi để từ đó các cách xử trí phù hợp với hiện tượng này.
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng chảy nước mũi do vấn đề dị vật
1.1. Dị vật chảy nước mũi là bệnh lý gì?
Dị vật chảy nước mũi là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng dị vật mũi, xảy ra khi có vật lạ xâm nhập vào trong mũi. Dị vật mũi có thể là bất cứ vật gì xung quanh chúng ta như viên bi, cục tẩy, đầu bút chì, các loại hạt, cúc áo, pin cúc,… Nhiều trường hợp dị vật mũi có thể là các sinh vật sống kích thước nhỏ vô tình chui vào hoặc bị nhét vào mũi.
Trong hầu hết các trường hợp, dị vật mũi thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Tuy vậy, các bác sĩ tai mũi họng TCI cũng cho biết, không ít trường hợp người trưởng thành đến khám dị vật mũi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Do đó, không chỉ với trẻ nhỏ, mà chính chúng ta cũng cần đề phòng vấn đề dị vật đường mũi này.
1.2. Cơ chế dị vật mũi gây chảy nước mũi
Dị vật xâm nhập vào mũi thường gây kích ứng niêm mạc – lớp màng mỏng lót bên trong khoang mũi. Niêm mạc mũi có chứa nhiều mạch máu và tuyến thần kinh nhạy cảm, khi bị kích thích sẽ tăng tiết dịch nhầy để bôi trơn và làm sạch khoang mũi. Dịch nhầy này chính là nước mũi chảy ra ngoài.
Chảy nước mũi khi có dị vật cũng là một phản ứng của hệ miễn dịch. Sự hiện diện của dị vật trong mũi được coi là mối đe dọa bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Để loại bỏ dị vật, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt một loạt hệ thống, bao gồm histamine, leukotrienes, và prostaglandin. Những chất này làm giãn nở mạch máu và tăng tính thấm của niêm mạc mũi, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy và chảy nước mũi.
Bên cạnh đó, dịch nhầy tiết ra khi chảy nước mũi có thể giúp bôi trơn và làm lỏng một số loại dị vật, từ đó dễ dàng loại bỏ dị vật ra khỏi khoang mũi bằng cách hắt hơi hoặc xì mũi.
Ngoài ra, chảy nước mũi khi có dị vật trong mũi còn có thể do:
– Nhiễm trùng: Dị vật có thể tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng mũi và xoang. Nhiễm trùng có thể làm tăng tiết dịch nhầy và gây chảy nước mũi có màu vàng hoặc xanh lục.
– Khô mũi: Mùa đông hoặc trong môi trường khô hanh, niêm mạc mũi có thể bị khô và kích ứng, dẫn đến chảy nước mũi.
1.3. Một số dấu hiệu kèm theo
Bên cạnh tình trạng chảy nước mũi, dị vật mũi còn gây ra một số biểu hiện khác kèm theo như:
– Nghẹt mũi.
– Ngứa mũi
– Đau tức bên mũi có dị vật
– Dụi mũi
– Thở khó, ngủ ngáy
– Tiếng rít ở mũi khi ngủ
Với các dị vật sắc nhọn hoặc có bề mặt gồ ghề, người bệnh thường cảm giác đau do dị vật có thể đâm vào niêm mạc mũi. Trẻ em thường dụi mũi, khóc bất ngờ trong trường hợp này. Đôi khi, dị vật có thể gây chảy máu vì cào xước vùng da trong mũi. Tình trạng sốt cũng có thể hình thành khi dị vật gây nhiễm trùng.
2. Đề phòng dị vật mũi
2.1. Những nguy cơ từ hiện tượng dị vật chảy nước mũi
Trong nhiều trường hợp, chảy mũi không chỉ là dấu hiệu nhận biết tình trạng dị vật mũi, mà còn cảnh báo một số nguy cơ:
– Nhiễm trùng
Dị vật mắc kẹt trong mũi có thể tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng mũi hoặc viêm xoang. Nhiễm trùng mũi có thể được nhận biết với các triệu chứng như:
+ Chảy nước mũi có màu vàng hoặc xanh lục
+ Sưng tấy và đau ở mũi
+ Sốt
+ Mệt mỏi
+ Khó thở
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như tai, mắt hoặc não, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
– Tổn thương niêm mạc mũi
Dị vật sắc nhọn hoặc cứng có thể cào xé, làm rách niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu, loét, hoặc thủng. Khi đó, chảy nước mũi xảy ra như cơ chế phản ứng lại sự tổn thương này. Tổn thương niêm mạc mũi có thể gây đau đớn, khó chịu và có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp trong tương lai.
2.2. Xử trí khi bị dị vật mũi
Khi phát hiện dị vật mũi, hãy chú ý:
– Với trẻ em, hãy trấn an trẻ không hoảng loạn và cố dụi, ngoáy mũi. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra và lấy dị vật ra sớm.
– Với người lớn, trong trường hợp dị vật nhỏ, không đâm hay mắc vào niêm mạch mũi, hãy cố gắng xì nhẹ nhàng để dị vật ra ngoài. Trong trường hợp dị vật không ra, cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tai mũi họng để soi gắp dị vật ra ngoài.
Cần lưu ý rằng:
– Không cố lấy dị vật ra ngoài bằng các dụng cụ không chuyên dụng hoặc tăm bông, thậm chí là ngoáy tay vào mũi. Đây đều là những nguy cơ khiến dị vật bị đẩy sâu hơn, hoặc dị vật rơi xuống họng, đường thời nguy hiểm.
– Không cố hít vào.
2.3. Phòng ngừa dị vật mũi
Hãy thực hiện phòng ngừa dị vật mũi theo những cách sau:
– Hạn chế cho trẻ chơi với những đồ vật nhỏ
– Tránh cách đồ ăn cứng, hạt nhỏ với trẻ em
– Giám sát con trẻ để tránh việc con đưa đồ vào mũi, miệng.
– Bảo đảm giữ vệ sinh mũi
– Dạy trẻ không cho đồ vào mũi, miệng, giáo dục con phòng ngừa tình trạng dị vật mũi.
– Đeo khẩu trang tránh bụi, côn trùng, hoặc các vật khác có thể vào mũi khi ra ngoài.
Tóm lại:
Dị vật chảy nước mũi là một trong những vấn đề dễ xảy ra trong đời sống, nhất là với trẻ em. Hiện tượng này cũng cảnh báo và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong các tình huống điều trị muộn, không tuân thủ nguyên tắc điều trị. Chính vì thế, khi gặp hiện tượng này, cần giải quyết sớm, đến các cơ sở tai mũi họng uy tín để kiểm tra và gắp dị vật mũi đúng cách. Đồng thời, cần luôn chủ động nâng cao ý thức đề phòng, tránh những tình huống dễ dẫn đến dị vật mũi, nhất là với trẻ em trong nhà