Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Chào bác sĩ. Tôi bị đi ngoài có máu 2 ngày nay, số lượng máu lúc nhiều lúc ít. Ngoài ra máu tươi tôi còn bị đau ở hậu môn. Tôi rất lo lắng không biết đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi cảm ơn.

Trần Tuấn Phương (Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trường hợp đi cầu ra máu tươi không phải hiếm gặp, nhiều người gặp phải tình trạng này. Một số trường hợp tự khỏi mà không cần điều trị, ngược lại cũng có nhiều trường hợp nguy hiểm cần điều trị càng sớm càng tốt.

Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải trường hợp này

Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải trường hợp này

Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý như:

  • Bệnh trĩ: Đi cầu ra máu lẫn trong phân, máu có thể nhỏ giọt hoặc thành tia. Nếu bị trĩ, máu có thể xảy ra khi người bệnh ngồi xổm. Người bị trĩ có thể kèm đau ở hậu môn, ngứa hậu môn…
  • Do nứt kẽ hậu môn: Người bệnh sẽ bị đi cầu ra máu kèm đau rát khi đại tiện. Lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.
  • Do polyp đại trực tràng: Người bệnh sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít.
  • Do viêm đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng cũng gây đại tiện ra máu, nhưng lượng máu không đáng kể.
  • Do ung thư đại trực tràng: Người bệnh bị ung thư đại trực tràng cũng gây đi ngoài ra máu tươi, số lượng máu nhiều kèm theo sụt cân nghiêm trọng.
Người bệnh cần đi khám khi có triệu chứng bất thường ở cơ thể để được chẩn đoán chính xác bệnh

Người bệnh cần đi khám khi có triệu chứng bất thường ở cơ thể để được chẩn đoán chính xác bệnh

Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu tươi rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn, viêm da mủ hoại thư… Nếu đi cầu ra máu là dấu hiệu ung thư đại trực tràng thì nếu không điều trị sớm, đúng phương pháp có thể gây tử vong. Ngược lại nếu chữa trị sớm, cơ hội sống có thể lên tới 90%.

Với trường hợp của bạn, tốt nhất nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ đinh làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Từ đó có kết luận chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Người bệnh có thể tới bệnh viện Thu Cúc để thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại.

Nếu còn thắc mắc liên quan đến đi cầu ra máu tươi là bệnh gì hoặc đặt lịch khám và điều trị bệnh tại Thu Cúc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital