Đẻ thường bị rạch phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đẻ thường bị rạch là một trong những điều khiến không ít phụ nữ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, việc rạch tầng sinh môn để làm gì và chăm sóc vết rạch ra sao thì không phải chị em nào cũng biết.

Chăm sóc thai sản trọn gói với bác sĩ Quốc Tế tại bệnh viện Thu Cúc

Chăm sóc thai sản trọn gói với bác sĩ Quốc Tế tại bệnh viện Thu Cúc

1. Đẻ thường bị rạch có sao không?

Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn là một trong những trường hợp rất thường gặp trong quá trình sinh nở. Trước tiên, tầng sinh môn là là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Việc rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh thường sẽ giúp em bé thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Đặc biệt, trong quá trình rặn đẻ, nếu rặn đẻ không đúng cách có thể gây rách tầng sinh môn và vết rách thường khó lành và đau hơn vết rạch. Nguyên nhân là do khi tầng sinh môn bị rách, nút thớ trung tâm đáy chậu sẽ bị ảnh hưởng, theo đó khiến cho tầng sinh môn không còn sự đàn hồi, từ đó tăng nguy cơ sa tử cung, âm đạo, bàng quang, trực tràng…

Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn là thủ thuật nhiều chị em phải thực hiện

Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn là thủ thuật nhiều chị em phải thực hiện

Do đó, vào thời điểm có cơn co tử cung, khi mẹ đang cảm thấy cơn đau quặn thắt nhất, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn. Lúc này, mẹ sẽ không cảm nhận được cơn đau của việc rạch.

Bác sĩ sẽ bắt đầu rạch một đường nhỏ từ đáy âm đạo kéo xuống phía hậu môn, vết rạch thường hơi chếch sang một bên để tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chui ra.

Đẻ thường bị rạch sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
– Mẹ có nguy cơ rách cơ vòng hậu môn.

– Có dấu hiệu suy thai, sinh non.

Việc rạch tầng sinh môn có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng, an toàn hơn

Việc rạch tầng sinh môn có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng, an toàn hơn

– Thai nhi hoặc vòng đầu thai nhi quá lớn.

– Sản phụ không thể rặn đẻ.

– Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém.

– Mẹ bị viêm âm đạo, viêm đáy chậu…

Ngoài những trường hợp trên, bác sĩ cũng sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn trong quá trình đỡ đẻ nếu cảm thấy cần thiết để việc sinh nở của mẹ an toàn và dễ dàng hơn.

2. Cách chăm sóc vết rạch sau sinh thường

Nếu đẻ thường bị rạch, mẹ cần hết sức chú ý, thực hiện những điều dưới đây để chăm sóc vết thương:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày bằng nước ấm, thao tác nhẹ nhàng.

– Khi đi vệ sinh, mẹ có thể dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt ở vết khâu tầng sinh môn để tránh khỏi cảm giác xót.

– Chọn đồ lót đúng kích cỡ, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát. Đồ lót cần được giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụng.

Nếu có bất thường về sức khỏe sau sinh, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám

Nếu có bất thường về sức khỏe sau sinh, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám

– Vận động nhẹ nhàng sau sinh.

– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Bổ sung nhiều loại hoa quả, trái cây, uống nhiều nước.

– Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.

Khi có bất thường nào sau sinh, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital