Đẻ không đau nhờ phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hành trình đưa em bé đến với thế giới luôn là một điều tuyệt diệu, nhưng những cơn đau trong lúc chuyển dạ, sinh nở luôn được đánh giá là một trong những cấp độ đau lớn nhất mà con người phải đương đầu, điều này trở thành nỗi “ám ảnh” lớn đối với những bà bầu chuẩn bị lâm bồn. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng ra đời như một trợ thủ đắc lực giúp mẹ giảm thiểu những cơn đau đẻ.

1. Phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng là gì? Được triển khai như thế nào?

1.1 Phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng là gì?

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng hay còn gọi là phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật sử dụng thuốc gây tê để can thiệp vào quá trình chuyển dạ, vượt cạn của người mẹ giúp giảm cơn đau trong quá trình mẹ bị co thắt tử cung chuyển dạ.

Khi được hỏi về những cơn đau đẻ, hơn 70% bà mẹ cho biết rằng cơn đau đẻ vượt ngưỡng chịu đựng của mẹ, không ít người phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ kéo dài từ 1 – 2 ngày, khiến mẹ bị kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến tinh thần. Chính vì thế kỹ thuật gây tê màng cứng ra đời giúp giảm thiểu cơn đau hiệu quả nhất cho mẹ và bé.

1.2 Tiêm gây tê ngoài màng cứng được thực hiện ra sao?

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau được thực hiện bởi bác sĩ gây mê, giúp cho các mẹ cảm nhận cơn đau khi sinh con một cách nhẹ nhàng hơn. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một ống thông siêu nhỏ vào khoang ngoài màng cứng, vị trí vùng ngang thắt lưng. Ống thông này sẽ được cố định lại, lượng thuốc tê nhỏ sẽ được truyền qua ống vào cơ thể trong quá trình chuyển dạ, giúp giảm cảm giác đau đớn nhưng không làm mất ý thức của sản phụ và vẫn duy trì mọi vận động một cách bình thường.

Hiện phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng đã trở nên phổ biến và được trên 50% phụ nữ sinh con áp dụng

Hiện phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng đã trở nên phổ biến và được trên 50% phụ nữ sinh con áp dụng

Sau từ 5 – 10 phút từ lúc thuốc tê được đưa vào, sản phụ sẽ mất dần cảm giác đau. Sau khi được gây tê, các mẹ sẽ cảm thấy cơn đau co tử cung giảm dần hoặc không cảm thấy đau. Thông thường, kỹ thuật gây tê giảm đau ngoài màng cứng sẽ được thực hiện khi cổ tử cung bắt đầu mở từ 3 – 8 cm, tuy nhiên cũng có thể được thực hiện sớm hơn đối với những bà mẹ có sức chịu đau kém. Bên cạnh đó, với những mẹ có bệnh lý hoặc sức khỏe không được tốt, bác sĩ sẽ cân nhắc để tiêm giảm đau sớm hơn, giúp mẹ bảo toàn sức lực, ổn định tinh thần để quá trình vượt cạn thuận lợi.

2. Ưu – Nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường

Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau khi chuyển dạ, áp dụng cho những phụ nữ sinh con bằng phương pháp sinh thường. Tuy nhiên, xoay quanh phương pháp này cũng có một số ưu – nhược điểm sau đây:

2.1 Ưu điểm của phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng

– Dù được gây tê ngoài màng cứng nhưng mẹ vẫn có thể nhận biết được những cơn gò tử cung trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con

– Mẹ vẫn có các động tác rặn đẻ như các ca sinh thường khác

– Đối với các ca sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê tủy sống, khác với gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống sẽ khiến mẹ bị bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền. Còn với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ vẫn có thể cử động nửa thân dưới.

– Với những sản phụ trong quá trình chuyển dạ không thể sinh thường sẽ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai, lúc này mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê với liều lượng cao hơn mà không cần phải thực hiện lại các thao tác gây tê ban đầu.

– Gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp giảm nguy cơ mẹ bị hạ huyết áp hơn so với gây tê tủy sống trong sinh mổ

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

2.2 Nhược điểm của phương pháp gây tê giảm đau ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau là phương pháp an toàn và không gây hại đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên cũng giống như các thủ thuật y khoa khác, phương pháp này vẫn có những phản ứng phụ và rủi ro nhất định như:

– Hạ huyết áp: Đây là tình trạng mà các mẹ hay gặp phải nhất khi gây tê ngoài màng cứng. Lý do có thể do thuốc gây tê làm ảnh hưởng đến dây thần kinh mạch máu khiến mẹ bị hạ huyết áp. Vì vậy, trong suốt quá trình sản phụ sinh con sẽ được kiểm tra tình trạng huyết áp thường xuyên.

– Bàng quang mất kiểm soát: Mẹ sẽ không cảm nhận được sự căng cứng ở bàng quang do thuốc gây tê tác động vào. Sau khi hết thuốc tê, bàng quang sẽ hoạt động bình thường trở lại.

– Phản ứng ngứa ngáy trên da

– Mẹ có thể sẽ gặp cảm giác buồn nôn và nôn do hạ huyết áp

– Hiện tượng tụ máu ngoài màng cứng cũng có thể xảy ra nhưng không đáng lo ngại

– Một số biến chứng hiếm gặp khác như khó thở, ngất xỉu, dây thần kinh bị tổn thương (Rất hiếm xảy ra)

3. Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc tê sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay tác dụng phụ tới em bé. Bởi biện pháp này chỉ có tác dụng ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (giảm cảm giác đau), thuốc được đưa trực tiếp vào các rễ dây thần kinh, vì vậy nồng độ thuốc trong máu là rất thấp. Chính vì thế hầu như không có tác động gì xấu đến em bé trong bụng mẹ.

Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây hại cho em bé

Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây hại cho em bé

Đối với các bà mẹ, nhiều người cho rằng gây tê ngoài màng cứng sẽ để lại di chứng gây đau lưng về sau. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết vết đau do thuốc gây tê ngoài màng cứng sẽ tự mất dần trong vòng 48 giờ sau sinh. Còn về vấn đề đau lưng sau sinh thì hầu hết phụ nữ sau sinh đều mắc phải vấn đề này do sự thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột và do sự hạn chế vận động trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, các mẹ sau sinh còn phải vất vả với việc chăm sóc em bé, thay đổi hoàn toàn lịch sinh hoạt nên việc lưng bị tác động là điều khó tránh khỏi.

4. Kỹ thuật tiêm tê ngoài màng cứng tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI

Gây tê giảm đau ngoài màng cứng là kỹ thuật có thể chủ động điều chỉnh mức độ cũng như thời gian giảm thiểu cơn đau phù hợp với từng trường hợp sản phụ, vì vậy đây là biện pháp được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để cuộc vượt cạn trở nên nhẹ nhàng hơn và không tốn sức.

Thu Cúc TCI sở hữu đội ngũ bác sĩ gây mê dày dạn kinh nghiệm, cùng với sự đầu tư của hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ tính toán lượng thuốc tê phù hợp cho từng sản phụ để giảm đau và sinh thường thuận lợi.

Bên cạnh đó với mong muốn mẹ được chuẩn bị hành trang đầy đủ để đón con yêu, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI còn triển khai dịch vụ thai sản trọn gói với đa dạng các gói khám, xét nghiệm từ 8 tuần đến chuyển dạ đáp ứng nhu cầu của từng mẹ bầu. Trong gói thai sản đã bao gồm các xét nghiệm tầm soát cần thiết, ngoài ra trong suốt thai kỳ mẹ sẽ được thăm khám, siêu âm cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện phụ sản tuyến đầu. Mẹ sẽ có cơ hội được trải nghiệm công nghệ siêu âm 5D hiện đại hiện nay cũng như các dịch vụ chăm sóc sau sinh đẳng cấp, giúp cuộc đi sinh của mẹ trở nên nhẹ nhàng như một chuyến nghỉ dưỡng.

Mẹ hãy liên hệ tới tổng đài của TCI để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital