Dấu hiệu quai bị bạn có thể nhận biết được

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Quai bị là một bệnh nhẹ do virut gây nên, rất dễ lây truyền, phát triển mạnh nhất là vào mùa xuân, hè. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới. Chính vì thế thông qua những dấu hiệu quai bị dưới đây sẽ giúp độc giả phát hiện sớm bệnh để có cách xử trí kịp thời.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu. Bệnh hay gặp ở trẻ em.

Dấu hiệu quai bị như thế nào?

Thông thường, sau khi bị nhiễm virut gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.
Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.

dau-hieu-quai-bi

Khi mắc quai bị, trẻ sẽ có dấu hiệu sưng tuyến mang tai kèm theo sốt cao kéo dài…

Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
Dấu hiệu quai bị dễ nhận thấy là tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng.Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường.
Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

dau-hieu-quai-bi1

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh quai bị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.
Các dấu hiệu bệnh quai bị thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.

Biến chứng thường gặp khi mắc bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe như:
– Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.
– Viêm màng não tăng lâm ba lành tính. 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.
– Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%0. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.
– Biến chứng viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp quai bị

dau-hieu-quai-bi2

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa bé đi khám để điều trị sớm

– Viêm buồng trứng 4%: đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường, (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.
– Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.
– Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì khi thấy những dấu hiệu mắc bệnh quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và có chỉ định điều trị phù hợp.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh quai bị và những dấu hiệu nhận biết, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital