Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp

Tham vấn bác sĩ

Các dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp thường được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà có biện pháp chữa trị phù hợp. Vì thế người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi bệnh mới khởi phát để tránh tiến triển thành mạn tính.

Theo các bác sĩ Hô hấp, tác nhân gây viêm phế quản cấp thường là do virus như Rhino, Echo, Adeno, Myxo, Influenza và Herpes. Ở trẻ em hay gặp virus hợp bào hô hấp và virut á cúm. Vi khuẩn không điển hình gây bệnh hay gặp là Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia. Viêm phế quản cấp cũng hay gặp sau khi cơ thể bị các bệnh: sởi, thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu.

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, tác nhân gây viêm phế quản cấp còn do tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn, khói thuốc lá, không khí quá khô hoặc ẩm, lạnh, quá nóng, thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể lực yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên…

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Bệnh thường diễn tiến qua hai giai đoạn.

– Giai đoạn đầu kéo dài 3 – 4 ngày (còn gọi là giai đoạn viêm khô), bệnh nhân có các triệu chứng: sốt 38 – 39 độ C, 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, có thể thấy cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

– Giai đoạn 2 thời gian từ  6 – 8 ngày, còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, bệnh nhân ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ.

Tùy từng giai đoạn bệnh mà có triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Tùy từng giai đoạn bệnh mà có triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Bệnh viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc. Bệnh nhân bị tắc nghẽn phế quản như dị vật đường thở ở trẻ em, ung thư phế quản ở người lớn, các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, suy tim trái, trào ngược dạ dày-thực quản, hen phế quản, xơ phổi kén, suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như:

Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm nếu do virus gây bệnh.

– Xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.

– Chụp X-quang phổi có thể thấy rốn phổi đậm.

Viêm phế quản cấp thường diễn biến lành tính. Ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần điều trị, không để lại di chứng gì. Nhưng ở người nghiện thuốc lá, hay gặp bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài bệnh có thể có các biến chứng: viêm phổi,suy hô hấp. Vì thế cần phát hiện và điều trị ngay khi được chẩn đoán viêm phế quản cấp tính nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu viêm phế quản cấp để được tư vấn, điều trị kịp thời (ảnh minh họa)

Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu viêm phế quản cấp để được tư vấn, điều trị kịp thời (ảnh minh họa)

Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh. Tại đây hội tụ các bác sĩ là những chuyên gia, Giáo sư hàng đầu về hô hấp, tiêu biểu như: GS.TS. Trần Văn Sáng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp, từng là chủ nhiệm bộ môn Lao – bệnh phổi của Đại học Y Hà Nội.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các bệnh về hô hấp. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Để phòng viêm phế quản cấp cần giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi bẩn, khói, hơi khí độc. Người bệnh cần tránh các thức ăn hay thuốc gây dị ứng. Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các tác nhân lý, hoá gây độc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital