Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đang là phương pháp được nhiều người khó có con lựa chọn. Sau khi đưa phôi thai vào tử cung, người mẹ sẽ phải chờ đợi 14 ngày để biết được kết quả. Trong thời gian ấy, sẽ có những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi để chỉ báo IVF thành công.
Menu xem nhanh:
1. Chuyển phôi trong IVF là gì?
IVF là phương pháp hữu ích cho những trường hợp mẹ tuổi đã cao, khó có con, ống dẫn trứng của mẹ gặp vấn đề, chất lượng tinh trùng của bố thấp.
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, bác sĩ lấy trứng ra từ cơ thể mẹ và thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Trứng được thụ tinh (phôi) sau đó được chuyển vào tử cung của mẹ. Tại đây, phôi sẽ bám vào niêm mạc tử cung và có thể phát triển tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình này không thành công, phôi không bám vào được tử cung.
Khi phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ, bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho uống progesterone trong vòng 8-10 ngày. Hormone này thường được buồng trứng tạo ra để làm dày lớp niêm mạc tử cung, giúp phôi bám dễ dàng hơn.
Sau khoảng 12-14 ngày làm sau chuyển phôi, mẹ sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu để xem mình đã có thai hay chưa.
2. Dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi
Có 2 loại phôi là phôi đông lạnh (phôi trữ) và phôi tươi. Phôi đông lạnh phôi được trữ lạnh sau IVF thay vì đưa vào cơ thể mẹ. Việc chuyển phôi đông lạnh sẽ được thực hiện sau khi chuyển phôi tươi thất bại.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh (dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ) hoàn toàn giống với dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi.
Các dấu hiệu ấy bao gồm:
2.1. Ra đốm máu
Khi phôi thai gắn vào niêm mạc tử cung, nó có thể gây ra một số kích ứng và tổn thương các mạch máu. Điều này gây chảy máu nhẹ và người mẹ có thể nhận thấy những đốm máu ở quần lót. Thậm chí, mẹ có thể bị co thắt hoặc đau nhức. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho của thai kỳ.
2.2. Bị lỡ kỳ kinh nguyệt
Dù có thai do thụ tinh trong ống nghiệm hay do thụ thai tự nhiên thì việc chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất và quan trọng nhất cho thấy người phụ nữ đang mang bầu.
2.3. Ngực căng tức
Ngực của mẹ có thể căng và cảm thấy đau khi mang thai. Đây là dấu hiệu sớm của thai kỳ.
2.4. Mệt mỏi hoặc chán nản
Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán chường trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone tăng cao. Nội tiết tố này giúp em bé lớn lên, đồng thời nó làm chậm quá trình trao đổi chất của mẹ, khiến mẹ ít năng lượng hơn. Các mẹ bầu sẽ lấy lại được mức năng lượng bình thường vào khoảng tháng thứ 4.
2.5. Ốm nghén
Chị em cũng có thể bị buồn nôn hoặc ốm nghén khi mang thai. Triệu chứng này thường chấm dứt ở tháng thứ ba hoặc thứ tư, nhưng có một số phụ nữ nôn suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, rất nhiều dấu hiệu trong số này không có nghĩa là bạn đã mang thai. Những loại thuốc mà người mẹ dùng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệp cũng có thể gây ra những biểu hiện ấy. Chẳng hạn như progesterone (dùng trong điều trị IVF) có thể gây căng tức ngực, buồn nôn. Chỉ có làm thử thai mới chắc chắn việc bạn đã có thai hay chưa.
>> Xem thêm: 9 Dấu hiệu mang thai sớm mẹ nào cũng có
3. Làm gì trong lúc chờ đợi
Hai tuần chờ kết quả của cuộc điều trị có thể khiến mẹ bầu rất căng thẳng. Người mẹ có thể trải qua hàng loạt cảm xúc, từ lo lắng, sợ hãi cho tới hy vọng, dự đoán. Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích trong thời gian này:
Hãy thở chậm và sâu mỗi khi cảm thấy lo lắng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu bình tĩnh hơn.
Hãy làm những gì mình thích trong khi chờ đợi kết quả. Điều này có thể sẽ phân tán sự chú ý của mẹ đối với những suy nghĩ tiêu cực và khiến mẹ không còn cảm thấy lo lắng nữa. Trong thực tế, đây có thể là thời điểm hoàn hảo để làm điều mình yêu.
Đừng nói với quá nhiều người về việc điều trị của mình. Nó rất hữu ích bởi bạn sẽ không phải nghĩ cách đáp lời họ nếu việc điều trị không thành công.
Trò chuyện với chồng và thảo luận xem hai bạn sẽ làm gì nếu như điều trị thất bại, chẳng hạn như cả hai sẽ ra ngoài xem một bộ phim hoặc bạn muốn ở một mình một khoảng thời gian.
Nếu nhận được kết quả tiêu cực, hãy nhớ rằng bạn có thể thử lại nếu muốn.
4. Điều cần chú ý khi làm IVF
Dưới đây là một số điều mẹ bầu nên thận trọng khi chờ đợi kết quả chuyển phôi
Bác sĩ sẽ nói cho mẹ bầu biết mức độ được vận động khi thực hiện IVF. Tốt nhất là mẹ nên có hoạt động vừa phải, tránh tập luyện khiến nhịp tim và nhiệt độ cơ thể tăng quá nhiều.
Nên tránh xa đồ ngọt nhân tạo và thực phẩm có chứa bột ngọt trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Hãy tới bệnh viện ngay nếu như mẹ bầu bị chảy máu âm đạo nhiều, bị sốt, đau bụng, cổ, vùng chậu hoặc chân,chóng mặt hay choáng váng. Đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con hoặc nhiễm trùng.
Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo IUI trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp các cặp vợ chồng sinh con bình thường trong trường hợp người chồng bị yếu sinh lý, tinh trùng yếu, rối loạn chức năng sinh dục,…hoặc người vợ bị dị dạng, khuyết tật các bộ phận như cổ tử cung, vòi trứng,… Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp điều trị vô sinh, hãy đến để được tư vấn nhé!
Tin liên quan
- Chế độ ăn giúp sinh con trai theo ý muốn
- Khám thai xong bị ra máu có nguy hiểm không
- Môi lớn bị sưng khi mang thai có làm sao không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc