Dấu hiệu lao kháng thuốc làm tăng nguy cơ tử vong

Tham vấn bác sĩ

Mắc bệnh lao kháng thuốc nguy hiểm hơn bị bệnh lao thông thường bởi vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, làm tăng nguy cơ tử vong. Chính vì thế, việc phát hiện sớm các dấu hiệu lao kháng thuốc sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời.

Lao kháng thuốc là gì?

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lao mà điều trị không hiệu quả, dù đang uống thuốc lao mà vẫn mệt, vẫn ho nhiều, vẫn sốt, hoặc vừa ngừng thuốc lại thấy xuất hiện bệnh lao trở lại…thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc.

Dùng thuốc điều trị lao không hiệu quả hoặc bệnh tái phát ngay khi ngừng thuốc thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc

Dùng thuốc điều trị lao không hiệu quả hoặc bệnh tái phát ngay khi ngừng thuốc thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc

Mắc bệnh lao đã nguy hiểm, thì mắc lao kháng thuốc mức độ nguy hiểm còn tăng gấp nhiều lần. Bệnh nguy hiểm ở chỗ vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, khiến nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, cứ 100 người mắc bệnh lao thì có khoảng 30 người bị lao kháng thuốc.

Dấu hiệu lao kháng thuốc

– Lâm sàng: Mặc dù đang điều trị nhưng sốt ho khạc đờm không cải thiện hoặc thuyên giảm một thời gian sau đó trở lại và tăng hơn.
– Cận lâm sàng:
Xquang phổi: Tổn thương không thay đổi, xuất hiện tổn thương mới, đặc biệt cũng có trường hợp tổn thương cải thiện sau đó mới xuất hiện tổn thương mới.

Khi bị lao kháng thuốc, người bệnh cần làm các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Khi bị lao kháng thuốc, người bệnh cần làm các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Soi kính thấy vi khuẩn lao dương tính liên tục, âm hóa một thời gian rồi lại dương tính hoặc âm tính, dương tính xen kẽ. Để xác định bệnh lao kháng thuốc phải nuôi cấy vi khuẩn lao, làm kháng sinh đồ. Lao kháng thuốc rất nguy hiểm và có thể gây nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp khi có dấu hiệu lao kháng thuốc. Chuyên gia hàng đầu về Hô hấp tại Việt Nam

Cách phòng lao kháng thuốc

Để phòng bệnh lao kháng thuốc, không có gì khác là người bệnh phải tuân thủ đủ liều lượng, đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Khi gặp tác dụng không mong muốn không được tự ngừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác (lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.

Tùy vào mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Tùy vào mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Những bệnh nhân bị lao phổi kháng thuốc cần hiểu rằng, họ sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị, hay khi họ bỏ điều trị lao kháng thuốc.
Nếu bạn có người thân bị lao kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital