Kém hấp thu là một thuật ngữ y tế diễn tả hiện tượng cơ thể không tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đúng cách. Nhiều bệnh lý khác nhau có thể dẫn tới tình trạng kém hấp thu kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng về tiêu hóa.
Tiêu chảy
Thức ăn không tiêu hóa trong đường tiêu hóa thường gây tiêu chảy. Người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đau bụng, chuột rút khi bị tiêu chảy. Ở những người đang gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo, phân có váng mỡ. Tiêu chảy mạn tính là triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn hấp thu.
Đầy hơi
Hầu hết quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra trong ruột non. Trong trường hơp bình thường, khi xuống đến ruột già, các chất cần thiết cho cơ thể đã được hấp thu gần hết ở ruột non, trong ruột già hầu như chỉ còn lại cặn bã của thức ăn. Tuy nhiên ở những người bị kém hấp thu, vẫn còn một số lượng lớn carbohydrate, chất béo và / hoặc protein chưa được tiêu hóa. Các vi khuẩn trong đường ruột sẽ nuôi dưỡng các chất dinh dưỡng chưa được tiêu hóa này, giải phóng khí và gây đầy hơi, chướng bụng.
Giảm cân
Giảm cân không chủ ý là một triệu chứng phổ biến của hội chứng kém hấp thu. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cơ thể tiêu hóa carbohydrate, chất béo, protein… Vì thế cho dù có ăn đủ số lượng calo, nhưng thức ăn đi qua đường tiêu hóa lại không được hấp thu khiến cho cơ thể không nhận được đủ lượng calo cần thiết. Giảm cân không chủ ý thường là do các bệnh lý về tiêu hóa ảnh hưởng đến việc kém hấp thu nhiều chất dinh dưỡng như bệnh celiac, viêm tụy và bệnh Crohn.
Tăng trưởng kém
Với nhiều trẻ em, các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng thường dẫn đến tăng trưởng kém và không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng. Thiếu calo và protein là là những yếu tố quan trọng liên quan tới sự phát triển chậm của bé. Vitamin và khoáng chất liên quan đến kém hấp thu cũng góp phần vào tăng trưởng kém. Nếu trẻ tăng cân không đúng như các tiêu chuẩn phát triển, nên đưa bé đi khám.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92