Cảnh báo các dấu hiệu ung thư tuyến giáp điển hình

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là người trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những dấu hiệu ung thư tuyến giáp điển hình bất cứ ai cũng cần lưu ý.

1. Ung thư tuyến giáp và những thông tin cần biết

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính được hình thành từ tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan nằm ở cổ và có hình dạng như cánh bướm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể.

Bệnh lý này phát triển khi các tế bào tuyến giáp bị biến đổi và nhân lên không kiểm soát được trong tuyến giáp dẫn tới hình thành khối u. Các khối u này có thể tiếp tục phát triển và xâm lấn đến các cơ quan khác ở cơ thể người bệnh.

2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

2.1 Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp phổ biến

Có nhiều loại ung thư tuyến giáp. Tùy từng loại bệnh, giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân… mà mỗi trường hợp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Thông thường, ở giai đoạn sớm, người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng.

Đến giai đoạn tiến triển, các biểu hiện thường gặp là:

dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Đau họng, đau cổ, khối u ở cổ, khàn tiếng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến giáp

– Khối u vùng cổ

Do tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước của vùng cổ nên hầu hết các bệnh nhân sẽ nhận biết được sự bất thường này. Nếu như phát hiện ở cổ có 1 khối u mà sau vài tuần vẫn không biến mất thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

– Thay đổi giọng nói:

Khối u đè lên hộp âm của dây thanh quản nên nó sẽ là cho giọng nói của bạn trở nên khác đi. Thông thường, giọng nói sẽ trở nên khàn hơn.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp phổ biến

Khối u đè lên hộp âm của dây thanh quản nên nó sẽ là cho giọng nói của bạn trở nên khác đi.

2.2 Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp điển hình

– Khó nói, khó thở:

Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh. Lúc này, khối u phát triển to nên chèn áp lên của thanh quản và khí quản nên làm người bệnh khó thở và khó nuốt.

– Khó nuốt:

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do sự xuất hiện của khối u vùng cổ. Kích thước khối u càng lớn thì nó càng khiến người bệnh nuốt khó và có cảm giác bị nuốt nghẹn.

3. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Không có nguyên nhân rõ ràng giải thích tại sao hầu hết mọi người mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Chế độ ăn uống thiếu i ốt có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

– Hệ miễn dịch bị rối loạn

– Thiếu iot

– Nhiễm phóng xạ

– Nữ giới ở độ tuổi 40 và 50

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể mắc bệnh do nhiều yếu tố khách quan như: gen di truyền, môi trường sống, tiền sử gia đình…

4. Phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư tuyến giáp từ sớm

4.1 Phác đồ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Phác đồ sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, giai đoạn bệnh, mong muốn điều trị của bệnh nhân… để xây dựng kĩ lưỡng.

Bên cạnh đó, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để có được tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp có thể được chỉ định bao gồm: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật…

Bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở uy tín để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.

4.2 Phòng ngừa từ sớm nguy cơ ung thư tuyến giáp

Để loại bỏ nguy cơ ung thư tuyến giáp ngay từ ban đầu, người bệnh cần có sự chăm sóc và chuẩn bị cho bản thân thật tốt. Tuy nhiên những người mắc bệnh thư tuyến giáp không thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ, do đó cách tốt nhất là người bệnh nên kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kì thường xuyên.

Phơi nhiễm phóng xạ khi còn nhỏ là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp nên đa số không sử dụng tia xạ để điều trị bệnh. Người bệnh cũng nên làm các xét nghiệm di truyền đột biến gen để xem cơ thể có mang mã gen bất thường hay không, đặc biệt là khi trong gia đình bạn đã từng có người mắc phải căn bệnh này.

Đặc biệt các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm từ 1 đến 2 lần để phát hiện các bệnh lý. Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh cũng cần thực hiện chẩn đoán lâm sàng như: xét nghiệm tế bào học, siêu âm tuyến giáp… để phát hiện bất thường.

Đồng thời nên ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital