Đau dạ dày đau bên nào? Nguyên nhân và triệu chứng?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Những cơn đau vùng bụng là điều mà bất cứ ai khi bị đau dạ dày đều sẽ trải qua. Tuy nhiên, ở những vị trí khác nhau lại cảnh báo bệnh ký khác nhau. Vậy đau dạ dày đau bên nào của vùng bụng?. Để giải đáp thắc mắc này, bạn cũng cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên trong bài viết này nhé!

1. Đau dạ dày là gì?

Dạ dày chịu tổn thương dẫn đến những cơn đau âm ỉ kéo dài

Dạ dày chịu tổn thương dẫn đến những cơn đau âm ỉ kéo dài

Đau dạ dày là một trong nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến nhất. Khi đó, dạ dày chịu tổn thương dẫn đến những cơn đau âm ỉ kéo dài gây khó chịu. Mặc dù đau dạ dày không nghiêm trọng nhưng tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy hiểm như loét dạ dày, hẹp môn vị và có thể là ung thư dạ dày.

Đau dạ dày xảy ra khi niêm mạc bị tổn thương và gây ra các vết loét. Bệnh này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu bởi những cơn đau âm ỉ, quặn bụng. Bên cạnh đó người bệnh còn cảm thấy rất khó chịu với các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu…

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh xảy ra với không ít người. Tuy nhiên, tính chất bệnh và mức độ ảnh hưởng tới mỗi người là khác nhau. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

2. Đau dạ dày đau bên nào?

Đau dạ dày đau bên nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Đau dạ dày đau bên nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Theo các bác sĩ, đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như:

– Vùng thượng vị (vị trí thường gặp nhất)

– Vùng bụng giữa

– Vùng bụng phía trên bên trái

2.1.  Đau dạ dày đau bên nào? – Đau vùng thượng vị

Đây là vùng bụng ở trên rốn và dưới xương ức. Khi vùng thượng vị bị tổn thương sẽ tạo nên những cơn đau bụng khó chịu, căng tức và âm ỉ. Bên cạnh đó, cơn đau có thể lan nhanh sang vùng ngực và lưng. Do đó, người bệnh có thể bị tức ngực hoặc các cơn đau kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Đây là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh đau dạ dày, thường được kéo dài và xảy ra sau mỗi bữa ăn. Để có kết quả chính xác, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và làm các chẩn đoán chuyên sâu.

2.2. Vùng bụng giữa

Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên việc xác định các cơn đau rất khó. Khi bị đau dạ dày thường sẽ bị đau quanh rốn, sau đó lan dần xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh sẽ thấy khó chịu ở bụng do đầy bụng, ợ chua cùng với đó là các cơn đau quặn thắt và âm ỉ kéo dài. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm nhất.

Các dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn giữa đau dạ dày do loét với một số vấn đề khác như nhiễm trùng đường ruột, viêm tụy…Ngoài ra, mọi người hay nhầm lẫn đau dạ dày với viêm ruột thừa mới chớm và viêm hang vị.

2.3. Đau dạ dày đau bên nào? – Vùng phía bên trái

Khi các cơn đau xảy ra ở vị trí này, người bệnh sẽ có cảm giác nóng bụng. Khi đói các cơn đau sẽ càng dữ dội hơn và có xu hướng giảm dần sau khi ăn. Nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy tức bụng, đầy hơi và khó chịu.

3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày là gì?

Nguyên nhân đau dạ dày có thể do chất nicotin trong thuốc lá, stress, vi khuẩn HP

Nguyên nhân đau dạ dày có thể do chất nicotin trong thuốc lá, stress, vi khuẩn HP

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, tuy nhiên những nguyên nhân chính vẫn là do:

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày. Đặc biệt là những người hay ăn đồ cay nóng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Lâu dần làm tăng các acid trong dạ dày gây ra các vết loét và các cơn đau khó chịu.

– Uống nhiều bia rượu: Nồng độ cồn trong bia, rượu sẽ phá hủy lớp nhầy phủ bên ngoài niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, còn tạo cơ hội để các vi khuẩn và acid tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày gây ra các vết loét.

– Nhiễm vi khuẩn HP: Niêm mạc dạ dày tiết ra acid tiêu diệt các loại vi khuẩn trong dạ dày. Chính vì vậy các vi khuẩn đều không thể phát triển môi trường này. Bên cạnh đó vi khuẩn HP là loại duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc này. Chúng sẽ tấn công thành dạ dày phá hủy niêm mạc và gây ra viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất huyết và ung thư dạ dày, rất nguy hiểm.

– Thường xuyên hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều nicotine thúc đẩy sự bài tiết acid HCL và pepsin trong dạ dày. Người có thói quen hút thuốc sẽ dẫn đến niêm mạc dạ dày dễ bị bào mòn và tổn thương.

4. Một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Buồn nôn là một trong những triệu chứng của đau dạ dày

Buồn nôn là một trong những triệu chứng của đau dạ dày

Một số triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày mà bạn cần lưu ý như:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là một trong những triệu chứng đau dạ dày hay trào ngược dạ dày khá là phổ biến. Vì quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị cản trở khiến cho thức ăn bị lên men. Từ đó sinh ra ợ hơi, ợ nóng, ợ chua và có khi ợ ra vị đắng.

– Đau vùng thượng vị: Cường độ và tần suất của những cơn đau tỉ lệ thuận với độ phát triển của bệnh. Đặc biệt là đau nhiều khi bạn ăn quá no hoặc để bụng đói.

– Buồn nôn: Đây là triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày và có thể là ung thư dạ dày. Khi bạn nôn nhiều thường kéo theo các vấn đề nghiêm trọng như rách niêm mạc thực quản, tổn thương niêm mạc.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày đau bên nào và một số triệu chứng về bệnh đau dạ dày. Nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng mắc bệnh trên, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn đọc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital