Đau bụng dưới và hậu môn là hiện tượng có thể gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, hiện tượng này có báo hiệu điều gì nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân đau bụng dưới và hậu môn
Hiện tượng đau bụng dưới và hậu môn thường liên quan đến các bệnh về hậu môn và trực tràng. Đây là những căn bệnh có thể gặp ở bất kì ai.
– Bệnh trĩ. Đây được cho là căn bệnh thường gặp mà biểu hiện rõ ràng nhất là đau bụng dưới và hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu. Những người bị táo bón lâu ngày, phụ nữ đang mang thai…
Lúc này, các mạch máu tại vùng hậu môn bị căng dãn quá mức gây ra hiện tượng trĩ. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt, gây trở ngại cho việc đi đại tiện…
– Bệnh rò hậu môn. Bệnh do vi khuẩn e.coli gây ra. Khi mới mắc bệnh, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng dưới và hậu môn. Tại những lỗ rò thường xuất hiện dịch chảy mủ, vùng da hậu môn rất đau đớn, khó chịu. Gây bất tiện mỗi khi đi đại tiện, đứng, ngồi…
– Bệnh viêm loét, nứt kẽ hậu môn. Đây là bệnh do hiện tượng táo bón lâu ngày gây ra. Khi người bệnh cố rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến lỗ hậu môn bị nứt kẽ, dễ gây ra viêm nhiễm. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đau đớn.
Thậm chí, vùng hậu môn còn có thể bị chảy máu. Cơn đau vùng hậu môn còn có thể lan sang vùng bụng và đùi.
Trên đây là một số bệnh có biểu hiện đau bụng dưới và hậu môn. Tất cả những bệnh này đều khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách xử trí đau bụng dưới và hậu môn
Khi gặp phải hiện tượng đau bụng dưới và hậu môn, người bệnh nên thực hiện theo các bước dưới đây:
– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại rau củ, hoa quả như khoai lang, chuối, rau mùng tơi…
– Uống nhiều nước, ít nhất 2l nước/ngày.
– Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách, sạch sẽ hàng ngày. Có thể ngâm rửa vùng hậu môn bằng nước ấm bỏ thêm chút muối.
– Không nên ngồi hoặc đứng giữ nguyên một tư thế, vị trí quá lâu.
Ngay khi có dấu hiệu đau bụng dưới và hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời để bệnh không tiến triển nặng và gây ra những biến chứng không đáng có.
Trên đây là những điều cần biết liên quan đến hiện tượng đau bụng dưới và hậu môn. Nếu có bất cứ thắc nào liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.
Tin liên quan
- Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần
- Đau bụng dưới và buồn nôn nguyên nhân do đâu
- Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2: nguyên nhân và cách xử trí
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc