Đau bao tử cấp tính: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau bao tử cấp tính thường gặp nhiều triệu chứng rầm rộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, chỉ sau một thời gian bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, rất nguy hiểm với nhiều biến chứng.

1. Đau bao tử cấp tính là gì?

Đau bao tử cấp tính hay chính là đau dạ dày cấp là căn bệnh rất phổ biến. Theo số liệu được thống kê, trên thế giới có đến 1,5 tỷ người mắc bệnh đau dạ dày cấp tính. Tại Việt Nam cũng có đến 60% dân số gặp phải căn bệnh này.

Đây là tình trạng lớp bên trong dạ dày xuất hiện những vết viêm sưng gây đau. Giai đoạn đau cấp tính nếu không được chữa trị thì chỉ một thời gian ngắn sau những vết thương tổn sẽ lan rộng và ăn sâu gây ra đau mãn tính.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau bao tử cấp tính

2.1. Vi khuẩn HP – Thủ phạm chính gây đau bao tử cấp tính

Vi khuẩn HP với tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori hiện diện ở gần 80% dân số Việt. Ở những trường hợp thuận lợi, vi khuẩn Hp nhân lên nhanh chóng, tấn công gây viêm loét dạ dày. Sau khi bị Hp tấn công, gười bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng đau từ nhẹ đến nặng.

nguyên nhân gây ra đau bao tử cấp tính

Vi khuẩn Hp là “thủ phạm” số một gây ra các bệnh lý về viêm loét dạ dày tá tràng

Ngoài vi khuẩn Hp, một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

2.2. Đau bao tử cấp tính do chế độ ăn uống không khoa học

Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây bệnh. Những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của chúng ta. Đặc biệt ở những người có công việc bận rộn việc ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng hay thường xuyên sử dụng rượu bia… sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương.

2.3. Do yếu tố tâm lý tác động gây đau bao tử

Dựa theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì những người thường xuyên đối mặt với căng thẳng, áp lực, stress thường mắc những chứng bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng. Bởi khi tinh thần lâm vào trạng thái căng thẳng nhiều sẽ khiến dạ dày tăng co bóp và tăng tiết acid dẫn đến viêm loét, sưng đau.

2.4. Do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc tây y

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi các loại thuốc này ngoài tác dụng điều trị nó có rất nhiều tác dụng gây đau dạ dày. Các bệnh nhân bị bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp… phải sử dụng thuốc điều trị lâu dài cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh đau dạ dày hơn.

thuốc gây đau bao tử cấp tính

Đau bao tử có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y

3. Dấu hiệu đau bao tử cấp là gì?

Bệnh ở giai đoạn cấp tính thường có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện cụ thể như sau:

– Người bệnh sẽ bị đau ở vùng thượng vị, đôi khi kèm theo cảm giác căng tức bụng và nóng rát. Những cơn đau thường xuyên xuất hiện khi người bệnh ăn no, ăn đồ chua, đồ cay nóng và lúc dạ dày rỗng…

– Người bệnh bị buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng. Biểu hiện này sẽ xảy ra thường xuyên sau khi người bệnh vừa ăn xong, nhất là khi ăn quá no hoặc ăn quá nhanh.

– Người bệnh gặp rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

– Các biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, rối loạn tiêu hóa sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể.

4. Đau bao tử cấp nguy hiểm như thế nào?

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nhưng nếu chủ quan và để tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến cho bệnh trở thành đau dạ dày mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát và thậm chí gây ra nhiều biến chứng.

– Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến học tập, lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt do cơ thể bị các cơn đau hành hạ, rối loạn tiêu hóa, chán ăn…

– Đau dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày: Khi vết viêm loét ở niêm mạc sâu hơn sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày. Vậy nên, ngay khi phát hiện đi ngoài có phân lẫn máu hoặc đen như bã cà phê người bệnh cần đi khám ngay.

– Đau dạ dày để lâu không điều trị có thể dẫn đến thủng thành dạ dày, hẹp môn vị, nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư dạ dày

Chính vì vậy bất cứ ai khi có dấu hiệu bất thường nghi bệnh đau dạ dày cũng không nên coi chủ quan, mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm nhất để thăm khám.

biến chứng đau bao tử

Đau dạ dày/đau bao tử cấp tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

5. Những cách điều trị bệnh đau dạ dày, đau bao tử

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

– Nếu như người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc để diệt vi khuẩn, đồng thời là các loại thuốc giảm tiết acid dạ dày, các thuốc hỗ trỡ làm liền các vết viêm loét niêm mạc dạ dày.

– Đau bao tử đến từ nguyên nhân do người bệnh hút thuốc lá và uống rượu bia thì ngoài việc sử dụng thuốc, cần chấm dứt ngay những thói quen không tốt này.

– Bệnh đau dạ dày, đau bao tử có nguyên nhân trực tiếp liên quan đến việc ăn uống và sinh hoạt thiếu lành manh. Do đó để điều trị bệnh cũng như ngăn bệnh tái phát việc khắc phục các thói quen xấu này cũng rất cần thiết.

– Tránh xa căng thẳng, luôn sống vui tươi yêu đời cũng là biện pháp hữu hiệu để bạn có một dạ dày và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đau bao tử cấp tính là căn bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để phòng bệnh cũng như để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital