Dán sứ veneer là gì – Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Dán sứ veneer là gì? – Đây là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng quan trọng trong nha khoa hiện đại. Với phương pháp này, việc phục hình và phục hồi chức năng răng đang ngày càng đơn giản, tiện lợi. Nếu bạn đang quan tâm đến những cách để có hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp, hãy chú ý đến phương pháp này và cùng TCI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Dán sứ veneer

1.1. Dán sứ veneer là gì?

Dán sứ Veneer là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng mặt dán sứ mỏng, siêu mỏng (chỉ từ 0,3 – 0,5mm) được gắn lên bề mặt ngoài của răng để cải thiện màu sắc, hình dạng và kích thước răng. Mặt dán sứ Veneer được gia công với màu sắc giống như răng thật, giúp tạo nên nụ cười trắng sáng, đều đẹp tự nhiên. Thông thường, mặt dán sứ Veneer thường được làm từ hai loại vật liệu chính:

– Sứ nguyên chất: Đây là loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để chế tác mặt dán sứ Veneer. Sứ nguyên chất có độ trong mờ và màu sắc giống như răng thật, giúp tạo nên nụ cười trắng sáng, tự nhiên. Sứ nguyên chất cũng có độ cứng chắc cao, chịu lực tốt và không bị mài mòn theo thời gian.

– Composite: Composite là vật liệu tổng hợp được làm từ nhựa và các thành phần phụ gia khác. Composite có giá thành rẻ hơn sứ nguyên chất nhưng độ thẩm mỹ và độ bền không bằng. Composite thường được sử dụng để chế tác mặt dán sứ Veneer cho những trường hợp cần tiết kiệm chi phí hoặc những trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ.

Ngoài hai loại vật liệu chính trên, mặt dán sứ Veneer còn có thể được làm từ một số loại vật liệu khác. Trong thẩm mỹ nha khoa, tùy theo tình trạng răng, nhu cầu của người dùng mà bác sĩ nha khoa có thể chỉ định những loại mặt dán sứ phù hợp với từng trường hợp.

Dán sứ veneer là gì bác sĩ

Hình ảnh dán sứ veneer

1.2. Khi nào nên dán sứ veneer?

Dán sứ veneer được dùng trong điều trị các vấn đề thẩm mỹ răng. Những trường hợp thường sử dụng phương pháp này là:
– Răng bị ố vàng, xỉn màu: thường do hút thuốc lá, uống cà phê, trà,…; sử dụng các loại thuốc kháng sinh tetracycline, doxycycline,…; tình trạng chấn thương răng; lão hóa;…
– Răng bị sứt mẻ nhẹ: thường do tai nạn hoặc có thói quen cắn móng tay, mút bút,…
– Răng thưa, hở kẽ: thường ở những người thiếu men răng; vấn đề di truyền; các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu,…
– Răng mòn nhẹ: bắt nguồn từ thói quen chải răng sai cách hoặc đôi khi là bệnh lý trào ngược axit dạ dày.
– Răng có hình dạng không đẹp: như răng quá ngắn hoặc quá dài; răng vuông, to bản; răng mọc lệch nhẹ,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể dán sứ Veneer để cải thiện nụ cười của mình, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

1.3. Một số trường hợp cần cân nhắc khi dán sứ veneer

Dù dán sứ veneer có những tác dụng vượt trội trong vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ răng hàm mặt TCI, dán sứ veneer không phải lúc nào cũng phù hợp. Các trường hợp dưới đây cần cân nhắc, thậm chí là chống chỉ định dán sứ veneer:

– Răng bị sâu
– Viêm nướu nặng
– Răng bị sứt mẻ nhiều
– Răng mọc lệch, hô móm nặng
– Men răng quá mỏng
– Người có nguy cơ dị ứng với các thành phần của mặt dán sứ Veneer

Để an toàn và có quyết định phù hợp cho bản thân mình, trước khi quyết định dán sứ veneer, hãy đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng của bạn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

tư vấn Dán sứ veneer là gì

Chống chỉ định dán sứ veneer trong một số trường hợp

1.4. Ưu điểm khi dán sứ Veneer là gì?

Dán sứ veneer được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội:
– Bảo tồn răng thật: Do chỉ mài một lớp mỏng men răng (hoặc không mài) nên phương pháp này giúp bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật.
– Thẩm mỹ cao: Mặt dán sứ Veneer có màu sắc và độ trong mờ giống răng thật, giúp tạo nên nụ cười trắng sáng, rạng rỡ và tự nhiên.
– Chịu lực tốt: Mặt dán sứ Veneer được làm từ sứ nguyên chất, có độ cứng chắc cao, chịu lực tốt và không bị mài mòn theo thời gian.
– Tuổi thọ lâu dài: Mặt dán sứ Veneer có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí có thể lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
– Thi công nhanh chóng: Quy trình dán sứ Veneer tương đối đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 3 lần hẹn.

2. Quy trình dán sứ Veneer

Để dán sứ veneer, bạn hãy chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Quy trình dán sứ veneer được tiến hành như sau:

– Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ nha khoa sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng để xem sự phù hợp trước khi tiến hành dán sứ. Có nhiều trường hợp được khuyên không nên dán sứ veneer. Sau khi xác định tình trạng phù hợp, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp dán sứ veneer.
– Vệ sinh răng miệng
– Gây tê, mài răng nhẹ để chuẩn bị cho công đoạn gắn sứ
– Lấy dấu hàm: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn để chế tác mặt dán sứ veneer.
– Chế tác mặt dán sứ veneer: Mặt dán sứ Veneer sẽ được chế tác theo dấu răng của bạn tại phòng thí nghiệm nha khoa trong một vài ngày. Kết quả cuối cùng được đảm bảo kiểu dáng, kích thước, màu sắc phù hợp với hàm răng thực tế.
– Dán mặt dán sứ Veneer: Sau khi thử và khớp miếng veneer lên răng, xác định sự phù hợp, bác sĩ nha khoa sẽ gắn mặt dán sứ veneer lên bề mặt răng bằng keo dán chuyên dụng kết hợp việc làm sạch khoang miệng trước khi kết thúc quá trình.
– Kiểm tra và hoàn tất: Bác sĩ sẽ kiểm tra lại độ khít và màu sắc của mặt dán sứ veneer, sau đó hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà với người vừa dán veneer.

Dán sứ veneer là gì TCI

Một khâu trong quy trình dán sứ veneer tại TCI

3. Lưu ý sau dán sứ Veneer

Để luôn an tâm về độ thẩm mỹ cũng như khả năng bền lâu của sứ veneer, cần chú ý thực hiện việc vệ sinh cũng như các thói quen tốt sau khi dán sứ veneer:
– Chải răng đúng cách, đúng lúc ít nhất 2 lần mỗi ngày
– Dùng thêm chỉ nha khoa khi vệ sinh răng miệng.
– Tránh ăn nhiều thực phẩm có màu sẫm, các loại như cà phê, trà, nước ngọt,…
– Hạn chế ăn các thực phẩm cứng dai như đá, kẹo cứng,…
– Đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng mặt dán sứ Veneer.

Với những thông tin trên, hi vọng đã cung cấp cho bạn rõ hơn về vấn đề dán sứ veneer là gì khi đang tìm hiểu, cân nhắc về phương pháp này. Nhìn chung, dán sứ veneer có nhiều ưu điểm vượt trội, được ứng dụng trong phục hình nha khoa và đưa đến những giá trị thẩm mỹ mới cho người dùng. Tuy nhiên, cần cân nhắc trước các trường hợp đình chỉ dán sứ veneer. Đồng thời, hãy lựa chọn cho mình cơ sở răng hàm mặt uy tín để thăm khám, kiểm tra và thực hiện dán sứ veneer đúng cách, an toàn, phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital