U nang buồng trứng là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến ở nữ giới. Việc hiểu rõ về đặc điểm và cách điều trị u nang buồng trứng giúp người bệnh sớm có kế hoạch thăm khám, điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và cách điều trị của các loại khối u buồng trứng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Menu xem nhanh:
1. Phân loại các loại khối u buồng trứng
U nang buồng trứng là một loại khối u phát triển bên trên hoặc trong buồng trứng của phụ nữ, u thường có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch. Kích thước u có thể nhỏ nhưng cũng có thể phát triển to đến mức chiếm hết không gian bên trong ổ bụng.
Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính, không gây ra triệu chứng và thường tự biến mất. Tuy nhiên, những u nang lớn hơn có thể gây ra các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, đau, suy giảm chức năng sinh sản. Một số u nang buồng trứng khác, mặc dù hiếm, nhưng có thể phát triển thành ung thư buồng trứng.
U nang buồng trứng có sự đa dạng về loại hình và tính chất. Dưới đây là phân loại và chi tiết hơn về từng loại u nang.
1.1. Khối u buồng trứng cơ năng
Đây là dạng khối u sinh ra do rối loạn chức phận buồng trứng, không có tổn thương giải phẫu. Là những nang nhỏ, vỏ mỏng, căng nước, chỉ gặp ở phụ nữ có hành kinh và tiến triển nhanh, mất đi sau vài vòng kinh. U nang buồng trứng cơ năng thường lành tính, không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất mà không cần điều trị. U nang buồng trứng cơ năng thường phổ biến các dạng là u nang bọc noãn, u nang hoàng thể, u hoàng tuyến.
– Nang bọc noãn: Xảy ra khi nang noãn không vỡ vào thời điểm quy định, không phóng noãn, và tiếp tục phát triển mà không có sự giải phóng trứng. Những nang này thường có kích thước từ 3-8cm hoặc lớn hơn.
– Nang hoàng thể: Xuất hiện khi hoàng thể vẫn phát triển bình thường sau khi trứng đã phóng noãn. Kết quả là tạo ra những nang có vỏ mỏng, chứa đầy dịch bên trong, có thể gây đau và chảy máu ở vùng chậu.
– Nang hoàng tuyến: Thường xuất hiện chủ yếu ở những người phụ nữ đang trong quá trình điều trị vô sinh, bị mắc bệnh ung thư nguyên bào nuôi hoặc mang đa thai. Sự hình thành của u nang hoàng tuyến thường xuất phát từ việc các nang bọc noãn bị kích thích quá mức, thường là do nồng độ hormone HCG tăng cao, điều này khiến cho trứng không thể rụng và cuối cùng bị hoàng thể hóa.
1.2. Khối u buồng trứng thực thể
U nang thực thể là dạng u buồng trứng có biến đổi về tổ chức của buồng trứng so với cấu trúc bình thường. Vì vậy có ng thư hóa. Một số dạng u nang thực thể hay gặp là:
– U nang nước: Cấu tạo nang là một túi chứa dịch bên trong, vỏ mỏng, thường lành tính. Tuy nhiên, nếu trên bề mặt xuất hiện nhiều mạch máu, hay có các nhú bên trên bề mặt hoặc bên trong u, thì có thể là dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa.
– U nang bì: Thường là u lành tính và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi từ trẻ con đến phụ nữ trước sinh sản và mãn kinh. U có cấu trúc vỏ như một lớp sừng, bên trong chứa các tế bào và cấu trúc như tóc, xương, răng, tuyến bã, rất dễ bị xoắn.
– U nang nhầy: Dạng u có nhiều thùy, kích thước thường lớn hơn so với các loại u khác. Nang chứa dịch nhầy màu vàng, đặc, thường dính với các bộ phận xung quanh.
– Nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng: Tế bào nội mạc tử cung phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng, gây tổn thương mô lành ở buồng trứng và gây ra tình trạng nang lạc nội mạc tử cung. Đặc điểm của nang là có vỏ mỏng, dính vào các tổ chức xung quanh, bên trong chứa dịch màu chocolate, thường gây đau khi hành kinh và có thể gây tắc nghẽn vòi trứng, vô sinh.
2. Phương pháp điều trị các dạng khối u buồng trứng
Phương pháp điều trị các dạng khối u buồng trứng phụ thuộc vào loại hình cụ thể của u, kích thước, triệu chứng, và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là tổng quan về các phương pháp điều trị u buồng trứng phổ biến.
2.1 Quan sát và theo dõi
– Áp dụng khi các u nang nhỏ, không gây ra triệu chứng và không có dấu hiệu ác tính.
– Quy trình: Bác sĩ chỉ định quan sát và theo dõi u nang qua các buổi kiểm tra định kỳ bằng siêu âm. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát u nang.
2.2 Điều trị nội khoa
– Áp dụng khi u nang buồng trứng nhỏ, lành tính và gây ra các triệu chứng như đau hoặc rối loạn kinh nguyệt.
– Loại thuốc: Thuốc chống viêm, thuốc kiểm soát nội tiết tố, hoặc thuốc tránh thai có thể được kê đơn để giúp kiểm soát kích thước và triệu chứng u nang.
2.3 Phẫu thuật nội soi
– Áp dụng khi u nang không nghi ngờ ác tính, kích thước vừa phải và không quá dính.
– Quy trình: Sử dụng kỹ thuật nội soi để loại bỏ u nang mà không cần phải mổ bụng lớn, ít đau, thời gian phục hồi nhanh và bảo toàn buồng trứng.
2.4 Phẫu thuật mổ mở
– Áp dụng khi u nang lớn, gây ra đau, áp lực, gây biến chứng hoặc khi có nghi ngờ ác tính.
– Quy trình: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ u nang, đồng thời kiểm tra mô bệnh học của khối u.
4. Điều trị u nang buồng trứng tại TCI
Khi phụ nữ nghi ngờ mình mắc u nang buồng trứng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để đảm bảo được chẩn đoán chính xác và nhận được phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là một địa chỉ khám và điều trị phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng mà bạn có thể an tâm khi lựa chọn. Tại TCI, chị em sẽ được khám bệnh u nang buồng trứng bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ khoa. Bên cạnh đó, trang thiết bị thăm khám, điều trị tại TCI cũng được bệnh viện đặc biệt chú trọng đầu tư hiện đại, giúp chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, hiệu quả cho khách hàng.
Để được thăm khám chẩn đoán, điều trị chính xác tình trạng khối u nang buồng trứng hiệu quả, tránh những nguy hiểm do u nang, chị em vui lòng liên hệ TCI để được hỗ trợ!