Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình cầm máu, chống băng huyết. Với phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tình trạng giảm tiểu cầu cực kỳ nguy hiểm, cần được theo dõi sát sao. Đây cũng là vấn đề khiến chị Nguyễn Thị Hồng Khuyên “mất ăn, mất ngủ” trong thời gian mang thai. Với sự hỗ trợ tận tình từ bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản, chị Khuyên đã có một ca vượt cạn thành công với rất nhiều yếu tố nguy hiểm từ nền bệnh lý giảm tiểu cầu bẩm sinh.
Menu xem nhanh:
1. Giảm tiểu cầu nghiêm trọng và nỗi bất an ở lần sinh nở thứ hai
Chị Nguyễn Thị Hồng Khuyên tới từ thành phố Bắc Giang. Ở lần đầu mang thai, vào năm 2016, chị Khuyên đã lựa chọn sinh nở tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc vì phát hiện bản thân mắc chứng giảm tiểu cầu trong thai kỳ. Đây là tình trạng khá thường gặp ở thai phụ (khoảng 8 – 10% bà bầu mắc phải tình trạng này), nhưng lại có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới mẹ và thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng giảm tiểu cầu ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Giảm tiểu cầu ở phụ nữ mang thai trở thành nỗi lo thường trực của các mẹ bầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vượt cạn, gây mất máu nhiều, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, tình trạng giảm tiểu cầu ở các mẹ còn có thể dẫn tới tiền sản giật và hội chứng HELLP (một rối loạn về gan và máu có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời). Chính vì vậy, việc theo dõi sức khỏe thai kỳ một cách sát sao, chặt chẽ khi bị giảm tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng.
Đó cũng chính là những nỗi lo của mẹ bầu Nguyễn Thị Hồng Khuyên khi cả lần một và lần hai mang thai, chị đều phải đối mặt với tình trạng này. Lần mang thai thứ hai trở nên khó khăn hơn khi tiểu cầu giảm nghiêm trọng, dưới 70.000 con/mm3 ở tuần thai thứ 39.
Sau khi nhận thấy tình trạng này khiến an toàn về sức khỏe của cả bản thân và con đều bị ảnh hưởng, đe dọa tới khoảnh khắc vượt cạn, chị Khuyên một lần nữa, không ngại đường xá xa xôi, tiếp tục tìm đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, đặt niềm tin vào bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản.
2. Thành công giúp thai phụ bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng đón “công chúa nhỏ” chào đời viên mãn
Ngày 4/9/2020, thai phụ Nguyễn Thị Hồng Khuyên có dấu hiệu chuyển dạ và nhập viện tiến hành đẻ mổ ở tuần thứ 39. Với tiền sử giảm tiểu cầu bẩm sinh từ lần mang thai đầu tiên tới nay, các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết cho mẹ Khuyên. Kết quả nhận thấy số lượng tiểu cầu giảm xuống mức cực kỳ thấp, chỉ bằng 1/10 so với người bình thường. Với mức tiểu cầu trong máu giảm thấp như vậy, thai phụ có nguy cơ cao bị băng huyết trong suốt quá trình sinh và sau khi sinh, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng.
Để có hướng xử trí phù hợp, an toàn nhất với trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Văn Hà đã lập tức hội chẩn, lên kế hoạch với ekip mổ, quyết định sử dụng 1 lít tiểu cầu để truyền cho chị Hồng Khuyên trong quá trình chuyển dạ, tránh tình trạng băng huyết do giảm tiểu cầu quá mức. Sau khi được truyền tiểu cầu, kiểm tra lượng tiểu cầu trong máu của mẹ bầu Khuyên đã ổn hơn, bác sĩ Hà tiếp tục thực hiện một loạt các biện pháp đảm bảo an toàn cho người mẹ, theo dõi sát sao cuộc vượt cạn.
Mất vài tiếng, cuối cùng, bác sĩ Hà đã hoàn thành ca sinh mổ thành công với một bé gái đáng yêu, khỏe mạnh. Sau sinh, sản phụ được chuyển về chăm sóc tại khu vực theo dõi sức khỏe và thực hiện lưu viện theo đúng dịch vụ đã đăng ký – Thai sản trọn gói TCI.
Xúc động ngắm nhìn con gái, chị Khuyên chia sẻ về quá trình vượt cạn của bản thân:
“Mình đã biết về vấn đề giảm tiểu cầu của bản thân từ lần sinh nở đầu tiên. Lần đầu sinh con, còn nhiều bỡ ngỡ, đối diện với bệnh lý này, mình lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc ngay vì đọc được rất nhiều thông tin, đánh giá tích cực. Khi đẻ thì mình chọn bác sĩ Nguyễn Văn Hà cho yên tâm. Từ lần thứ hai, vì đã có kinh nghiệm hơn nên mình vẫn chọn đẻ với sự hỗ trợ của bác sĩ Hà tại Thu Cúc. Trong quá trình mang thai, mình cũng tích cực đi khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ và cũng nhận được rất nhiều lời khuyên, chỉ dẫn từ bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho con, cũng như đảm bảo quá trình sinh diễn ra thuận lợi, cả lần một và lần hai mình đều chọn phương án sinh mổ. Bác sĩ Hà rất mát tay, trộm vía cả hai bé nhà mình đều khỏe mạnh.
Nhớ lại hôm đấy vẫn còn run. Lúc gần tới ngày sinh, mình có đi khám, bác sĩ cũng nói luôn ca của mình là ca khó, với tình trạng giảm tiểu cầu bẩm sinh. Bác sĩ cũng tư vấn trước khi mổ thì cần truyền tiểu cầu để đảm bảo an toàn. Hiện đã là 4 ngày lưu viện, sức khỏe của cả mẹ và con đều ổn. Mình được điều dưỡng chăm sóc rất nhiệt tình, bấm chuông gọi là các cô tới ngay.
Mình có sử dụng cả dịch vụ chiếu Plasma để vết mổ nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, tới hiện tại thì mình thấy ổn hơn rất nhiều rồi. Các cô điều dưỡng còn hướng dẫn massage để sữa mau về nữa, nên mình thấy các mẹ đẻ mổ cũng không cần lo lắng đâu.”
Chồng chị Khuyên, anh Trần Thanh Tuân cũng có một số chia sẻ về tình trạng giảm tiểu cầu của vợ, cũng như lý do lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc:
“Do lần đầu mang thai, vợ anh cũng đã được chẩn đoán giảm tiểu cầu rồi nên lần này gia đình anh có kinh nghiệm và sự chuẩn bị tốt hơn. Lần đầu sinh, gia đình anh cũng tới Thu Cúc và vợ anh được bác sĩ Hà mổ cho. Tới lần này, đi khám thai định kỳ thì được biết mức độ nguy hiểm cao hơn, vậy nên gia đình vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào bác sĩ Hà. Còn về lý do chọn Thu Cúc thì vì lần đầu gia đình anh cũng đã chọn sinh mổ ở đây, cùng với bác sĩ Hà rồi. Cộng thêm nữa, đây cũng là địa chỉ mà khá nhiều bạn bè, người thân của anh chị đã từng sinh con, nên gia đình khá yên tâm.
Về những dịch vụ ở Thu Cúc thì anh đánh giá cực tốt luôn. Từ vấn đề khám xét, chăm sóc các mẹ sau sinh tới vệ sinh buồng phòng, điều dưỡng chăm sóc em bé, mọi thứ đều rất ổn.
Thay mặt gia đình, xin được cảm ơn bác sĩ Hà cùng tất cả đội ngũ y, bác sĩ tại Thu Cúc một lần nữa.”
3. Sinh con, giảm tiểu cầu, tới TCI mẹ chẳng cần lo ngại
Tiểu cầu là một trong 3 loại tế bào máu, được sản sinh từ tủy xương, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu, bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Số lượng tiểu cầu bình thường ở mức 150.000 – 300.000 tiểu cầu/mm3 máu. Tình trạng giảm tiểu cầu khiến cho quá trình đông máu không được thực hiện và gây ra xuất huyết, băng huyết.
Giảm tiểu cầu xuất hiện khi số lượng tiểu cầu giảm thấp ở mức < 150.000 tiểu cầu/mm3 máu, gây nguy hiểm với người bệnh. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, khi bước vào quá trình vượt cạn, giảm tiểu cầu có thể khiến cho mẹ bị mất máu nghiêm trọng, rơi vào tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Đối diện với tình trạng giảm tiểu cầu, các mẹ cần thường xuyên thực hiện khám thai theo từng mốc thai kỳ. Ngoài ra, cần lựa chọn địa chỉ khám thai, chăm sóc thai kỳ phù hợp để sẵn sàng cho thời khắc vượt cạn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh tận tình, chu đáo, trang thiết bị hiện đại đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của hàng ngàn mẹ bầu. Tới với Thu Cúc TCI, các mẹ không chỉ được đảm bảo các quyền lợi thai sản với dịch vụ Thai sản trọn gói, thăm khám, thực hiện các xét nghiệm đầy đủ mà còn được hỗ trợ tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp, được chăm sóc để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn.
Tất cả những mẹ bầu khi đã được xác định tình trạng giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI sẽ được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Với trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, trung bình, các mẹ có thể được chỉ định đẻ đường âm đạo. Trường hợp giảm tiểu cầu nặng, mẹ bầu cần được hỗ trợ để sinh mổ, đảm bảo an toàn. Để được rõ hơn về dịch vụ thai sản trọn gói cũng như các chương trình ưu đãi đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài 1900 5588 92.