Đâu là con đường lây nhiễm viêm kết mạc mắt?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Bệnh viêm kết mạc mắt hay còn có tên gọi khác là bệnh đau mắt đỏ. Đây là loại bệnh có tính chất lây lan mạnh nên nhiều người kháo nhau rằng, bị đau mắt đỏ thì không nên nhìn vào mắt người khác vì như thế sẽ lây bệnh. Nhưng liệu quan điểm trên có đúng? Và bệnh viêm kết mạc mắt lây nhiễm qua con đường nào?

1. Những dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc mắt

dấu hiệu viêm kết mạc mắt

Người bị viêm kết mạc mắt thường có biểu hiện đau mắt, đỏ mắt, mắt sưng, ngứa, hay chảy nước mắt,… (ảnh minh họa)

Bệnh viêm kết mạc mắt gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy đỏ ở vùng mắt bị viêm, ngứa, sưng tấy, đau, ra nhiều dịch và rỉ mắt, rất khó mở mắt đặc biệt là vào buổi sáng. Viêm kết mạc mắt còn gây cảm giác đau, chói mắt, có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, nổi hạch. Thông thường bị một mắt, sau đó sẽ lan sang mắt bên cạnh.

2. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc mắt

Con đường lây nhiễm viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc mắt chủ yếu do virus gây ra nên con đường lây nhiễm khi bạn tiếp xúc với dịch tiết mắt của người bị viêm kết mạc. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm kết mạc mắt do virus, vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng gây ra. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất là do Adenovirus gây ra(chiêm 70-80%) ngoài ra còn có một số loại virus nhóm Picornavirus (Entero virus, Coxakivirus…), virus Herpes simplex type I.

Con đường lây nhiễm viêm kết mạc mắt là qua dịch tiết mắt của người bệnh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp nhiễm vào mắt người bình thường.

Khi người bệnh đưa tay dụi mắt, dịch tiết từ mắt có chứa virus gây bệnh sẽ nhiễm vào tay và lây sang cho người khác thông qua các vật dùng dùng chung như khăn mặt, chậu rửa mặt, lọ thuốc nhỏ mắt,… Ngoài ra virus gây viêm kết mạc mắt có thể lây nhiễm thông qua dịch tiết của đường hô hấp và khi người bệnh nói, ho hoặt hắt hơi, nước bọt có chứa các yếu tố gây bệnh sẽ bắn ra ngoài và nhiễm vào mắt người khác, đây chính là con đường lây lan chính trong cộng đồng. Như vậy viêm kết mạc mắt không lây khi bạn nhìn vào mắt của người bệnh.

3. Điều trị viêm kết mạc mắt

Điều trị viêm kết mạc mắt tại Thu Cúc

Bệnh viêm kết mạc mắt không quá khó để điều trị vì vậy nếu có các biểu hiện nghi ngờ viêm kết mạc mắt bạn nên đi thăm khám sớm đề có biện pháp điều trị hiệu quả. (ảnh minh họa)

Điều trị viêm kết mạc mắt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhưng chủ yếu là do virus nên tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh việc vệ sinh mắt sạch sẽ với Natriclorid 0.9%, thì sau khi thăm khám bác sĩ có thể sử dụng thêm một số loại thuốc chống viêm, và thuốc nhỏ hoặc bôi giúp làm giảm tình trạng đau mắt.

Nếu viêm kết mạc mắt do vi khuẩn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng loại thuốc, liều lượng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần hạn chế các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, mỹ phẩm,…gây ảnh hưởng đến mắt.

4. Các biện pháp phòng tránh viêm kết mạc mắt

Để phòng tránh viêm kết mạc mắt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng chung khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà, nơi học tập và làm việc như khăn mặt, khăn tắm, chậu rửa mặt,…
  • Không dụi mắt, che miệng, mũi khi hắt hơi.
  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất…
  • Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E..

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital