Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu gặp một vài vấn đề về răng miệng. Có hai nhổ răng được không là một trong những câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn bởi lúc này, việc nhổ răng ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Có thai nhổ răng được không?
Menu xem nhanh:
1. Có thai nhổ răng được không?
Các nhà sĩ thường không nhổ răng khi mang thai mà chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp. Việc nhổ răng khi mang thai có thể dẫn đến đau đớn quá mức, khiến cơ thể mẹ bị căng thẳng. Và tất nhiên, điều đó gây hại cho thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ.
Trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu, gây hại cho em bé thì bác sĩ sẽ xem xét nhổ răng khẩn cấp.
2. Các vấn đề về răng miệng thường gặp khi mang thai
Các hormone thai kỳ có thể gây ra hoặc khiến vấn đề răng miệng thêm trầm trọng. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn thì có thể dẫn tới một số bệnh răng miệng. Dưới đây là những vấn đề về răng miệng phổ biến trong thai kỳ:
– Viêm nướu khi mang thai: tình trạng này khiến cho nướu của mẹ bầu mềm, sưng viêm. Khi chải hoặc xỉa răng, mẹ sẽ thấy nướu bị chảy máu. Lúc này, mẹ cần đến gặp nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng và ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.
– Sâu răng: do mẹ nạp nhiều carbohydrate vào cơ thể nên dễ bị sâu răng khi mang thai. Ốm nghén cũng làm tăng nồng độ axit trong miệng, khiến men răng bị bào mòn và dẫn đến sâu răng.
– U nướu thai nghén: thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân gây ra các khối u nướu này là mảng bám dư thừa. Chúng sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé.
3. Triệu chứng cho thấy mẹ bầu cần nhổ răng
Nêu thấy những triệu chứng sau đây trong thai kỳ, mẹ bầu cần xem xét đến việc nhổ răng:
– Đau dữ dội ở nướu và răng.
– Bị sâu răng hoặc nhiễm trùng trong răng
– Khó nhai hoặc ăn thức ăn
– Nướu bị sưng hoặc viêm
– Khó nói
– Chảy máu ở nướu
Khi gặp các triệu chứng kể trên, mẹ hãy đi khám nha sĩ ngay để lựa chọn thời điểm nhổ răng thích hợp, tránh gây hại cho thai nhi.
4. Thời điểm thích hơp để nhổ răng khi mang thai
Hầu hết các nha sĩ không nhổ răng trong thai kỳ, trừ khi việc này thực sự cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu cần nhổ răng thì dưới đây là những điều cần lưu ý về thời gian
4.1. Tam cá nguyệt thứ nhất
Vì tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi nên sẽ không có thủ tục nha khoa nào được thực hiện trong thời gian này. Nếu mẹ bầu bị bệnh nặng về răng thì cách tốt nhất là bảo vệ mẹ không bị nhiễm trùng mà vẫn tránh dùng thuốc.
4.2. Tam cá nguyệt thứ hai
Đây được em là thời điểm an toàn để nhổ răng vì hầu hết các cơ quan của bé đã phát triển hết. Tuy nhiên, lời khuyên được đưa ra vẫn là không thực hiện bất cứ thủ tục nâng cao nào.
Trong suốt thời gian này, nha sẽ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh biến chứng và giúp mẹ bầu thoải mái nhất có thể.
4.3. Tam cá nguyệt thứ ba
Do mẹ khó ngồi ở một vị trí trong thời gian dài ở tam cá nguyệt thứ ba cho nên bác sĩ cũng không khuyến khích nhổ răng. Đau đớn có thể gây stress và dẫn tới sinh non.
Nếu mẹ bị đau răng tới mức phải nhổ thì tháng đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba được xem là an toàn hơn cả. Nhưng tốt hơn hết là mẹ hãy đợi đến khi em bé chào đời rồi nhổ răng.
5. Những biện pháp an toàn cần thực hiện trong quá trình nhổ răng
Dưới đây là một số biện pháp an toàn nên được thực hiện trong quá trình nhổ răng khi mang thai.
5.1. Đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng
Vì chụp X-quang và gây mê là bắt buộc trong quá trình nhổ răng nên mẹ cầu thực hiện một số khuyến cáo để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi:
– Trong quá trình chụp X-quang nên sử dụng một tấm chì để che phần thân trên, ngăn ngừa tác hại của phóng xạ đối với thai nhi.
– Sử dụng thuốc gây tê cục bộ như Novocaine hoặc Lidocaine. Đây là các loại thuốc sẽ bị lọc khỏi nhau thai trước khi đến thai nhi.
Tất cả những khuyến cáo này sẽ được các bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
5.2. Đảm bảo an toàn về thuốc
Bất cứ loại thuốc nào được cung cấp sau khi nhổ răng phải vô hại cho cả mẹ và bé.
– Penicillin, clindamycin và amoxicillin được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Erythromycin cũng được kê cho những người không dị ứng với nó. Nếu mẹ bầu bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần thông báo cho bác sĩ để có thể có thuốc thay thế.
– Để giảm đau sau nhổ răng, mẹ bầu có thể được kê đơn thuốc giảm đau opioid như hydrocodone, codein … Một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen và aspirin có thể được kê để sử dụng trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, các loại thuốc này nên tránh trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?
- Có kinh có thai được không?
- Có thai uống bia được không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc