Có nên nhổ răng khôn không và các thắc mắc về nhổ răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng và thường không có vai trò ăn nhai. Ngược lại, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có nên nhổ răng khôn không, khi nào nên nhổ, nhổ răng khôn cần tránh những gì… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

1. Những biến chứng khôn lường khi răng khôn mọc lệch

Có nên nhổ răng khôn không

Răng khôn đa phần không có chức năng ăn nhai, mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có nên nhổ răng khôn không là câu hỏi nhiều người lo lắng.

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng mọc trong độ tuổi từ 16-30 (độ tuổi trường thành). Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn ở 4 phần hàm. Trong quá trình răng khôn mọc, nếu thuận lợi, răng mọc thẳng sẽ không đem lại bất cứ vấn đề gì. Ngược lại, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như:

– U nang xương hàm: Răng khôn mọc lệch đâm sang răng số 7 gây tiêu ngót chân răng của răng số 7, thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm. U nang Xương hàm có thể làm hỏng răng, xương hàm và dây thần kinh.

– Sâu răng: Răng khôn mọc nghiêng, chèn vào răng bên cạnh (răng số 7) tạo khoảng trống nhét thức ăn, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc của răng, có thể gây viêm nhiễm tại chỗ và gây viêm tuỷ răng số 7.

– Bệnh về nướu: Răng khôn rất khó để vệ sinh vì nó mọc tận trong cùng, lâu ngày thức ăn tích tụ sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ, viêm lợi trùm và sau đó là tạo mủ áp xe. Để viêm nhiễm lâu kéo dài sẽ phá hủy xương xung quanh răng và nhiễm trùng…

– Viêm mô tế bào: Dấu hiệu nhận biết làn da căng, má sẽ phồng, sờ vào thấy đau, khi há miệng bị đau, khó nhai nuốt và thậm chí cứng hàm hoàn toàn.

2. Có nên nhổ răng khôn không? Khi nào nên nhổ răng khôn?

Khi gặp vấn đề về răng mọc lệch, răng mọc ngầm,….bạn nên đi khám để có được hướng giải quyết hiệu quả và kịp thời, tránh để xảy ra những tình trạng không đáng có như trên. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng khôn nào cũng có thể nhổ.

1.1. Trường hợp không nên nhổ

– Răng mọc thẳng, mọc đúng vị trí và không làm ảnh hưởng đến chiếc răng khác.

– Răng khôn liên quan đến các cấu trúc răng, dây thần kinh và việc nhổ bỏ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

– Người đang có bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp

– Người bị bệnh máu khó đông

– Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú

– Người mắc bệnh về thần kinh

1.2. Trường hợp nên nhổ

Răng khôn chèn vào các răng bên cạnh

Răng khôn chèn vào các răng bên cạnh gây đau nhức, dễ dẫn tới viêm nhiễm.

– Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra các biến chứng đau nhức, nhiễm trùng nếu không được xử lý lâu dần dẫn đến u nang và ảnh hưởng đến các răng hàm bên cạnh.

– Răng khôn có dấu hiệu sâu hoặc bị bệnh về nha chu. Trường hợp này, bạn nên nhổ bỏ để tránh biến chứng có thể xảy ra sau này. 

– Nhổ răng khôn để thuận tiện cho việc làm răng thẩm mỹ như làm răng giả, niềng răng….

Như vậy có thể thấy, không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng khôn. Chúng ta chỉ nên nhổ răng khôn khi nó mọc lệch, mọc ngầm,…để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm như u nang, viêm nướu,….

3. Giải đáp thắc mắc xung quanh việc nhổ răng khôn

3.1. Nhổ răng khôn mấy ngày thì hết sưng?

Thời gian sưng sẽ kéo dài từ 2-3 ngày tuỳ thuộc vào cơ địa của mọi người và phụ thuộc vào phương pháp nhổ răng.

3.2. Phương pháp nhổ răng khôn hiệu quả nhất hiện nay

Nhổ răng siêu âm Piezotome

Nhổ răng siêu âm Piezotome là phương pháp hiện đại nhất hiện nay.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng khôn, trong đó phải kể đến phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome với những ưu điểm vượt trội: 

– Độ chính xác cao và đảm bảo an toàn hơn.

– Hạn chế tối đa chảy máu khi phẫu thuật do sử dụng sóng siêu âm.

– Giảm tối đa các nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh, cấu trúc mô và mạch máu.

– Làm giảm tối đa các nguy cơ biến chứng trong và sau khi phẫu thuật.

– Hạn chế nhiễm trùng.

– Rút ngắn thời gian nhổ và thời gian phục hồi. Trung bình chỉ mất khoảng 5-10 phút để nhổ 1 chiếc răng khôn, và bạn cũng có thể nhổ nhiều hơn 1 chiếc răng khôn trong 1 lần.

– Vết thương nhỏ hơn.

– Hạn chế sưng nề, sưng lâu.

3.3. Nhổ răng khôn nên kiêng ăn gì?

Sau khi nhổ răng về nên lưu ý kiêng thuốc rượu, kiêng uống rượu bia, kiêng ăn đồ cứng và đồ quá nhiều gia vị, có ga…..Nên ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như sữa chua, trứng, rau xanh….

Bài viết của chúng tôi đã chia sẻ cho độc giả về vấn đề có nên nhổ răng khôn không cũng như giải đáp các thắc mắc xung quanh việc nhổ răng khôn. Để đảm bảo sức khoẻ răng miệng, chúng ta nên thăm khám định kỳ răng miệng để kịp thời phát hiện răng khôn, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta biện pháp kịp thời. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital