Có nên khám tầm soát ung thư?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Có nên khám tầm soát ung thư là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trước thực trạng ung thư có xu hướng gia tăng và trẻ hóa thì việc tầm soát sớm bệnh là rất cần thiết.

Khám tầm soát ung thư là gì?

Khám tầm soát ung thư là thực hiện các bước thăm khám và xét nghiệm từ cơ bản tới chuyên sâu nhằm phát hiện sớm bất thường trong cơ thể, sự hiện diện của tế bào ung thư ngay từ khi khối u còn rất nhỏ, trước khi có triệu chứng cụ thể.

Việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, tăng tỷ lệ chữa trị thành công, kéo dài cơ hội sống.

Có nên khám tầm soát ung thư?

Khám tầm soát ung thư là thực hiện các bước thăm khám và xét nghiệm từ cơ bản tới chuyên sâu nhằm phát hiện sớm bất thường trong cơ thể

Có nên khám tầm soát ung thư?

Theo các chuyên gia y tế, tầm soát ung thư được khuyến khích áp dụng với tất cả mọi người bởi có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà chúng ta không thể phòng ngừa được như tuổi tác, tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư…

Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sau cần chủ động tầm soát ung thư càng sớm càng tốt:

  • Nam, nữ từ 40 tuổi trở lên
  • Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu
  • Có chế độ ăn uống không khoa học: ít chất xơ, nhiều thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ chiên rán, đồ nướng, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm mốc…
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan B, C, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, bệnh Crohn, polyp gia đình
Có nên khám tầm soát ung thư?

Khi có bất thường trong cơ thể hoặc nhiễm các bệnh mạn tính như viêm gan B, C… bạn cần tiến hành tầm soát ung thư càng sớm càng tốt

  • Những người có các dấu hiệu bất thường trong cơ thể như đau thượng vị, đi ngoài ra máu, đau khi quan hệ tình dục, đau xương chậu hoặc rối loạn kinh nguyệt kéo dài, ho dai dẳng hoặc ho ra máu…

Việc tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời phát hiện những bất thường trong cơ thể để kịp thời điều trị.

Các xét nghiệm cần làm để phát hiện sớm ung thư

Để biết chính xác mình có mắc ung thư hay không, bạn cần tới bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra cụ thể. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu tùy vào tình trạng bệnh của từng người.

Các xét nghiệm cần thực hiện:

  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư như CA 125 trong tầm soát ung thư buồng trứng, CA 72-4 trong tầm soát ung thư dạ dày, CA 19-9 trong tầm soát ung thư tuyến tụy…
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân nhằm xác định ung thư đại trực tràng
  • Xét nghiệm tế bào học như Pap, HPV để xác định bất thường ở cổ tử cung và ung thư cổ tử cung

Các chẩn đoán chuyên sâu cần làm:

  • Siêu âm: giúp phát hiện bất thường ở tuyến giáp, vú, ổ bụng,…
  • Nội soi: phát hiện tổn thương hoặc dấu hiệu ung thư ở tai mũi họng, dạ dày – thực quản – đại trực tràng
  • Chụp X-quang: giúp phát hiện bất thường và sự hiện diện của tế bào ung thư trong vú, phổi,…
  • Chụp CT để đánh giá tình trạng bệnh di căn
  • Sinh thiết nhằm xác định tính chất khối u là lành tính hay ác tính.

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trong tầm soát ung thư sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe và chẩn đoán chính xác ung thư. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp (trong trường hợp mắc bệnh).

Có nên khám tầm soát ung thư?

Qua tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ giúp tìm ra bất thường trong cơ thể và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Tỷ lệ sống tăng cao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Ung thư không phải là “bản án tử” như mọi người thường nghĩ và lo sợ. Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm bằng tầm soát ung thư định kỳ chúng ta sẽ kịp thời điều trị.

Có nhiều bệnh ung thư nếu được chữa trị sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm tăng cao. Ví dụ như:

  • Ung thư da: 100%
  • Ung thư tuyến tiền liệt: 100%
  • Ung thư vú: 92%
  • Ung thư đại trực tràng: 90%
  • Ung thư cổ tử cung: 93%
  • Ung thư buồng trứng: 94%
  • Ung thư tuyến giáp: 99%

Ngược lại, nếu phát hiện và điều trị muộn khi tế bào ung thư đã phát triển không kiểm soát, di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể thì việc điều trị rất khó khăn, tiên lượng sống dè dặt. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển, kéo dài cơ hội sống chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital