Bác sĩ TCI giải đáp: Có nên cắt amidan không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, gây ra nhiều hệ luỵ khó lường đối với sức khoẻ của người bệnh nên thường được bác sĩ chỉ định điều trị kịp thời. Liệu người bệnh có nên cắt amidan không là lo lắng, băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Về bệnh viêm amidan

Amidan là tổ chức lympho đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ để chống lại sự xâm nhập,  tấn công của tác nhân có hại. Vị trí của amidan là ở ngay trong họng, dễ dàng bị viêm nhiễm khi có sự xâm nhập của các yếu tố bất lợi với sức khoẻ.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng có tỷ lệ mắc phổ biến nhất thường là trẻ em do sức đề kháng kém. Tuy không đe doạ tới tính mạng nhưng viêm amidan là mối lo của không ít người bệnh vì các triệu chứng viêm nhiễm khiến sức khoẻ của họ giảm sút, thường xuyên mắc bệnh lý đường hô hấp trên và gặp nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.

1.1. Nguyên nhân

Amidan là cấu trúc có nhiều khe và hốc cho nên, đây là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây viêm nhiễm như:

– Virus: Người bệnh có thể mắc viêm amidan do nhiễm một số loại virus như Adenoviruses, virus herpes simplex, Enteroviruses, virus cúm…

– Vi khuẩn: Cũng giống như virus, các vi khuẩn có hại thường xâm nhập thông qua tai, mũi, họng và gây bệnh.

Ngoài ra, một số tác nhân có hại như nấm, ký sinh trùng cũng có thể được coi như là tác nhân thúc đẩy quá trình viêm nhiễm diễn ra dễ dàng hơn ở người bệnh.

Các chuyên gia đã chỉ ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi…, những người không đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, sống ở môi trường ô nhiễm… cũng có nguy cơ bị viêm amidan cao hơn do đây là các yếu tố thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển.

Viêm amidan khiến người bệnh thường xuyên đau họng, nuốt vướng

Viêm amidan khiến người bệnh thường xuyên đau họng, nuốt vướng

1.2. Dấu hiệu

Nhận biết bệnh viêm amidan thông qua một số dấu hiệu cơ bản như sau:

– Sưng amidan

– Đau họng

– Sốt cao

Hôi miệng

– Phì đại hạch bạch huyết

– Nuốt vướng

– Trẻ mệt mỏi, biếng ăn…

Viêm amidan diễn ra với các triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết nhưng cũng có không ít trường hợp chủ quan, nhầm lẫn với bệnh viêm mũi, viêm họng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời bởi bác sĩ có chuyên môn.

1.3. Biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm amidan có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng tại chỗ: Thường gặp nhất là áp xe amidan, xuất hiện các ổ mủ ở tổ chức amidan trong họng. Khi bị áp xe, họng của người bệnh sẽ trở nên kích ứng, nhạy cảm hơn, đau và có mùi hôi nặng hơn.

– Biến chứng chứng kế cận: Bệnh có thể kèm theo viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, áp xe thành bên họng…

– Biến chứng toàn thân: Viêm nhiễm tiến triển nặng có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp cấp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

Do đó, người bệnh mắc viêm amidan nên được điều trị kịp thời, đúng phác đồ để nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm amidan không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ

Viêm amidan không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ

2. Phương pháp điều trị

2.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho người bệnh bị viêm amidan cấp, mức độ viêm chưa quá nghiêm trọng. Khi đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau:

– Thuốc kháng sinh

– Thuốc kháng viêm

– Thuốc giảm đau

– Thuốc giảm xung huyết

– Thuốc giảm phù nề

– Thuốc hạ sốt

– Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê một số loại dung dịch để súc và làm dịu cổ họng cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định điều trị trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh. Người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để chữa viêm amidan mà nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

2.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, viêm nhiễm tái diễn nhiều lần và ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật là việc loại bỏ các tổ chức viêm, để bảo vệ sức khoẻ vòm họng cho người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật viêm amidan nhưng hiệu quả triệu để và an toàn nhất phải kể tới công nghệ Plasma Plus.

Công nghệ Plassma Plus hiện đại, giúp cho quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn cho người bệnh nhờ việc loại bỏ chính xác các tổ chức viêm nhiễm, hạn chế tổn thương niêm mạc vòm họng khoẻ mạnh… Đồng thời, sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn uống và nói chuyện bình thường. Thời gian lành thương sau phẫu thuật amidan bằng dao Plasma thường rất nhanh chóng.

Người bệnh mắc viêm amidan có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Người bệnh mắc viêm amidan có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

3. Có nên cắt amidan không?

Có không ít trường hợp người bệnh bị viêm amidan nghĩ ngay tới việc phẫu thuật. Trên thực tế, người bệnh có nên cắt amidan không chỉ khi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật và thuộc các trường hợp như:

– Viêm amidan mạn tính, viêm nhiễm tái diễn nhiều lần trong một năm, gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt, khiến sức khoẻ giảm sút.

– Viêm amidan có kích thước quá lớn, gây chít hẹp đường thở, cản trở việc ăn uống và gây ra tình trạng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

– Viêm amidan kéo dài, điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, không thuyên giảm hoặc chuyển biến xấu.

– Viêm amidan có áp xe, gây ra các biến chứng tại chỗ hoặc biến chứng toàn thân nguy hiểm.

– Viêm amidan có nghi ngờ khối u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để làm sinh thiết.

Có nên cắt amidan không là băn khoăn của nhiều người hiện nay

Có nên cắt amidan không là băn khoăn của nhiều người hiện nay

Như vậy, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể có nên cắt amidan không. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi và vệ sinh mũi họng đúng cách bởi điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital