Chuyên gia giải đáp: Nên làm Double test khi nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sàng lọc trước sinh – Double test là phương pháp giúp phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trên thực tế, tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện Double test bởi vì khi mang thai, cơ thể của thai phụ rất dễ chịu tác động của những yếu tố bên ngoài, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con. Vậy nên làm Double test khi nào để đảm bảo được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi?

1. Đôi nét về phương pháp sàng lọc trước sinh – Double test

Sàng lọc trước sinh – Double test là xét nghiệm tầm soát quan trọng được tiến hành thực hiện từ 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh sử dụng các xét nghiệm sinh hóa như định lượng PAPP-A và β-hCG tự do trong máu của mẹ bầu, kết hợp với đo độ mờ da gáy, tuổi thai, tuổi mẹ… Mục đích là để đánh giá những nguy cơ mắc các hội chứng Edward, Down hoặc Patau,…

Người mẹ nào khi mang thai cũng đều mong muốn con mình khi sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Do đó, sàng lọc trước sinh – Double test là việc làm vô cùng cần thiết để thực hiện mong muốn thiết thực này. Hơn nữa, Double test là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Double test là phương pháp sàng lọc trước sinh mẹ bầu nào cũng nên thực hiện

Double test là phương pháp sàng lọc trước sinh mẹ bầu nào cũng nên thực hiện

2. Nên làm Double test khi nào, vào tuần thai nào?

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double test khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi, tốt nhất là vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân là bởi vì nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu mẹ bầu thay đổi trong suốt thai kỳ. Dựa vào những chỉ số này cùng với kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận cho mẹ bầu.

– β-hCG tự do là thành phần bên trong cấu trúc của hormone hCG. Ban đầu hCG được các tế bào lá nuôi của trứng thụ tinh tiết ra rồi do nhau thai bài tiết. hCG có mặt trong huyết thanh của mẹ bầu vào khoảng ngày thứ 6 – 8 sau khi trứng thụ tinh và đạt tới nồng độ cao nhất từ sau 50 – 80 ngày tính từ lần kinh cuối. Nếu thai nhi mắc phải hội chứng Down, nồng độ β-hCG tự do trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể trong quý I và quý II của thai kỳ.

– PAPP-A là một loại của Glycoprotein do nhau thai bài tiết ra. Bình thường, nồng độ PAPP-A sẽ tăng dần lên trong suốt thời gian mang thai. Trong quý đầu tiên của thai kỳ, nếu thai nhi mắc phải hội chứng Down thì định lượng PAPP-A trong máu của mẹ sẽ giảm đi. Còn quý II của thai kỳ, nồng độ PAPP-A giảm nhẹ không đáng kể hoặc vẫn giữ ở mức bình thường. Vì vậy, PAPP-A chỉ được sử dụng trong quý I của thai kỳ để sàng lọc thai nhi mắc hội chứng Down bẩm sinh.

Nên làm Double test khi nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Nên làm Double test khi nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

3. Quy trình thực hiện sàng lọc trước sinh – Double test đ như thế nào?

Khi thực hiện Double test, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn hoặc ăn kiêng như các xét nghiệm máu thông thường. Tại cơ sở y tế, trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ để mẹ bầu hiểu rõ hơn về ý nghĩa của phương pháp sàng lọc trước sinh này.

Theo đó, mẹ bầu sẽ điền đầy đủ những thông tin cần thiết lên trên phiếu yêu cầu thực hiện xét nghiệm. Những thông tin cần phải điền chính xác là số ngày của vòng kinh, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, kinh nguyệt có đều hay không, tuần thai, ngày siêu âm thai gần nhất, số lượng thai,…

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của mẹ bầu để thực hiện xét nghiệm. Kết quả phân tích xét nghiệm Double test sẽ dựa vào nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu mẹ bầu kết hợp với siêu âm đo chiều dài đầu mông, độ mờ da gáy, đường kính lưỡng đỉnh, tuổi mẹ, chiều cao, cân nặng,…

Kế tiếp, bác sĩ sẽ dựa vào phần mềm chuyên dụng để đưa ra kết quả đánh giá nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai nhi. Thông thường, kết quả phân tích của xét nghiệm Double test sẽ có sau khoảng vài giờ cho tới 2 – 3 ngày tùy vào từng cơ sở y tế. Trong trường hợp kết quả sàng lọc trước sinh Double test bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như sàng lọc trước sinh NIPT, chọc ối và sinh thiết nhau gai.

Double test được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt

Double test được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc: “Nên làm Double test khi nào?”. Tốt nhất, mẹ bầu nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ Sản khoa trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital