Bọc sứ là giải pháp cải thiện toàn diện và hiệu quả nhất mọi khiếm khuyết của răng như: Xỉn màu, ố vàng, khấp khểnh, thưa, sứt mẻ, hô, móm mức độ vừa và nhẹ,… Nếu bạn đang định bọc sứ cho răng và phân vân không biết có bao nhiêu loại răng sứ cho mình lựa chọn, đọc bài viết sau cùng Thu Cúc TCI bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Răng sứ kim loại
Đây là loại răng có lớp ngoài là sứ và lớp trong là hợp kim crom – coban hoặc crom – niken.
Răng sứ kim loại có thể chịu lực cắn tương đương răng thật, đảm bảo tốt khả năng nhai, nghiền, xé. Chúng có tuổi thọ vật lý từ 3 đến 5 năm. Giá thấp nhất trong tất cả các loại, chúng là sự lựa chọn không thể phù hợp của nhiều đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, răng sứ kim loại có một số nhược điểm là: Màu đục, không trong; lớp kim loại dễ bị nhận ra khi có ánh sáng xuyên qua, phần cổ răng sát viền nướu sẽ đen dần theo thời gian vì kim loại bị acid khoang miệng oxy hóa. Đôi khi, chúng còn gây kích ứng cho các mô mềm trong khoang miệng.
2. Răng sứ titan
Răng sứ titan có cấu tạo tương tự răng sứ kim loại, tuy nhiên, hợp kim crom – coban/ crom – niken được thay thế bởi titan.
Vì thế, loại răng sứ này cũng có thể chịu lực cắn tốt; nhai, nghiền, xé thức ăn vô tư. Chúng bền trong khoảng 5 – 10 năm. Titan nhẹ hơn crom – coban/ crom – niken nên trọng lượng tổng thể của răng sứ titan thấp hơn răng sứ kim loại. Bên cạnh đó, titan là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong y học vì khả năng tương hợp với cơ thể con người cao, răng sứ titan không gây kích ứng cho mô mềm khoang miệng.
Mặc dù vậy, ở chúng vẫn tồn tại hai nhược điểm. Thứ nhất là vẫn để lộ sắc đen khi bị rọi ánh sáng trực tiếp. Thứ hai là vẫn chuyển đen cùng năm tháng phần cổ răng sát viền nướu.
3. Răng sứ kim loại quý
Răng sứ kim loại quý cũng có cấu tạo lớp ngoài sứ, lớp trong kim loại như răng sứ kim loại và răng sứ titan. Lớp trong của chúng có thể là vàng, platin hoặc palladium.
Về công năng xử lý thức ăn, răng sứ kim loại quý không khác gì răng thật. Chất lượng của chúng có thể duy trì ổn định trong 15 năm. Chúng tương thích hoàn toàn với cơ thể nên không làm mô mềm khoang miệng bị kích ứng. Phần cổ của răng sứ kim loại luôn sáng suốt “cuộc đời” của chúng. Không những thế, vàng sát khuẩn nên phần nào đó, chúng có tác dụng chống viêm nhiễm nướu.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giá của răng sứ kim loại quý cao hơn răng sứ kim loại và răng sứ titan.
4. Răng toàn sứ
Khác hoàn toàn 3 loại phía trên, răng toàn sứ chỉ có sứ nguyên khối, không kim loại.
Đây là loại răng sứ có nhiều ưu điểm nhất: Công năng sinh học tương đương răng thật, tuổi thọ cao, độ tương thích với cơ thể lớn, không bị acid oxy hóa nên không chuyển đen. Đặc biệt, so với răng sứ kim loại quý – loại răng sứ có chất lượng vượt trội răng sứ kim loại và răng sứ titan, răng toàn sứ có tính thẩm mỹ cao hơn hẳn.
Tuy nhiên, chính vì vậy mà răng toàn sứ có giá rất cao. Đôi khi, giá răng sứ kim loại quý còn thấp hơn. Để chế tác được răng toàn sứ, phải có máy móc trang thiết bị hiện đại, tân tiến. Chưa hết, chỉ có bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện bọc răng toàn sứ vì thao tác rất phức tạp.
Hiện nay, 3 loại răng toàn sứ được đánh giá cao nhất là: Zirconia, Cercon, Zolid.
4.1. Răng toàn sứ Zirconia
Răng toàn sứ Zirconia có cấu tạo gồm 2 lớp: Lớp sứ Zirconia (Đức) và lớp sứ tạo màu. So với răng thật, màu sắc của chúng gần như là y hệt, nhưng độ cứng thì lớn gấp 7 – 8 lần. Tuổi thọ vật lý của chúng là 10 – 15 năm.
4.2. Răng toàn sứ Cercon
Răng toàn sứ Cercon là sản phẩm kết hợp giữa sứ Zirconia (lớp trong) và sứ Cercon (lớp ngoài). Với 16 tông màu và khả năng chịu lực cắn lên tới 1000 Mpa, có thể nói, Cercon là răng toàn sứ tốt nhất hiện nay. Chăm sóc đúng cách, răng có thể bền đẹp 15 – 20 năm.
4.3. Răng toàn sứ Zolid (Zirconia Ceramill Zolid)
Với lớp trong là sứ Zirconia và lớp ngoài là sứ Zolid, răng toàn sứ Zolid có thể chịu được một lực cắn lớn tới 1566 Mpa. Chúng ít khi bị suy giảm chất lượng trong khoảng thời gian nhỏ hơn 20 năm.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Có bao nhiêu loại răng sứ?” là 4: Răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý và răng toàn sứ. Không có loại nào trong 4 loại này là tốt hoàn toàn hoặc xấu hoàn toàn. Để có được sự lựa chọn tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn bởi chuyên gia.