Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi sử dụng kỹ thuật này. Chụp X quang là phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh tuy nhiên nhiều thai phụ vẫn lo lắng khi chụp X quang trong thai kỳ. Vậy tia X có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

1. Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng thai nhi không?

Liên quan đến ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của mẹ bầu, vấn đề quan trọng là liều tia X, thời gian tiếp xúc, số thực hiện…Tia X dùng trong chẩn đoán (Chụp X quang) sẽ có liều thấp hơn rất nhiều với tia X trong điều trị (Xạ trị). Do dó, không phải cứ tiếp xúc với tia X là mức độ nguy hại sẽ như nhau.

Bình thường, ở phụ nữ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật thì nguy cơ bị dị tật bào thai là 3- 6% và nguy cơ sảy thai là khoảng 15%. Đây là tỷ lệ chung của mọi phụ nữ khi bắt đầu có thai cho đến khi sinh nở, không thay đổi kể cả ở các nước phát triển.

Khi chụp X quang phổi, chùm tia X không chiếu vào vùng bào thai ở tiểu khung. Có thể có một số tia thứ cấp chạm tới nhưng liều rất thấp và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, dị tật hay nguy cơ sảy thai.

Liều lượng tia X mà một bệnh nhân được nhận từ 1 lần chụp phổi là 0,1 millisievert. Với một người bình thường, hàng năm nhận từ môi trường tự nhiên lượng bức xạ trung bình là 3 millisievert. Tức là liều lượng bức xạ được nhận từ 1 lần chụp phổi chỉ tương đương với 10 ngày bức xạ tự nhiên mà bất kỳ ai cũng đều tiếp nhận.

Bên cạnh đó, ngay cả ở ngưỡng 50 millisievert (Tức là tương đương 500 lần chụp X quang phổi liên tục) thì cũng không làm tăng nguy cơ cao đối với thai kỳ. Theo các tài liệu được công bố, liều bức xạ có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai là trên 200 millisievert (Tức là tương đương với 2000 lần chụp phổi liên tục).

Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi sử dụng kỹ thuật này.

Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi sử dụng kỹ thuật này

2. Những nguy cơ khi chụp X quang phổi với từng giai đoạn thai kỳ?

– 2 tuần đầu của thai kỳ, bào thai rất ít bị ảnh hưởng bởi tia X. Tia X quang có thể gây sảy thai nhưng phải ở liều lượng cao, với liều là 50 millisievert (tương đương 500 lần phổi liên tục).

– Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, tia X với liều chẩn đoán không gây ra dị tật, sảy thai hay làm chậm phát triển thai nhi, trừ khi sử dụng liều 200 millisievert (Tức là tương đương với 2000 lần chụp phổi liên tục).

– Từ tuần thứ 8 đến tuần 15, lúc này hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với tia X nhưng phải với liều 300 millisievert (tương đương 3000 lần chụp phổi).

– Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, các cơ quan của thai nhi đã bắt đầu gần như hoàn thiện. Sức chịu đựng của thai nhi với các tác động như tia X tốt hơn và gần như tương đương với sức chịu đựng của mẹ.

Như vậy, không có cơ sở nào để có thể chứng minh về một lần chụp X quang phổi có thể gây ảnh hưởng hay làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai.

không có cơ sở nào để có thể chứng minh về một lần chụp X quang phổi có thể gây ảnh hưởng hay làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai. 

Không có cơ sở nào để có thể chứng minh về một lần chụp X quang phổi có thể gây ảnh hưởng hay làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai

3. Những lưu ý khi chụp X quang phổi là gì?

Nếu sau khi chụp X quang phổi mà bạn mới phát hiện ra mình có thai thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Hiện tại, chưa có bắt kỳ một nghiên cứu hay công bố chính thức nào khuyến cáo nên bỏ thai vì nguy cơ dị tật thai nhi sau khi chụp X quang phổi thông thường gây ra. Có nhiều người quá lo lắng về vấn đề này quá mức và thiếu cơ sở ở thời kỳ đầu mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hơn là việc tiếp xúc với tia X quang chụp phổi.

Thai phụ sau khi chụp X quang phổi cần tập trung chủ yếu chế độ dinh dưỡng, lối sống… Bởi đây là yếu tố có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, dị tật thai nhi là 3% và sảy thai nguy cơ lên đến 15% ở tất cả phụ nữ trẻ, khỏe mạnh hoàn toàn mà trước đó không hề tiếp xúc với tia X. Chưa kể, những người có tiền sử bị bệnh tật hoặc di truyền thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và những nguy cơ xấu với thai nhi, thai phụ cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp X quang về việc có thai hoặc khả năng có thai để hạn chế việc tiếp xúc với tia X khi không thực sự cần thiết. Nếu việc chụp X quang phổi là chỉ định cần thiết theo yêu cầu chuyên môn của bác sĩ thì thai phụ cần được che chắn, bảo vệ bằng áo bảo hộ để hạn chế tia X tiếp xúc với thai nhi.

Chụp X quang là chỉ định cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh, do đó, bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Chụp X quang là chỉ định cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh, do đó, bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Với những thông tin trên, bạn đọc chắc hẳn đã có thể trả lời được câu hỏi: “Chụp X quang phổi lúc mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”. Chụp X quang là chỉ định cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh, do đó, bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital