Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn và có giá trị đặc biệt trong việc phát hiện các bệnh lý ung thư xuất hiện sớm trong cơ thể. Các kết quả của phương pháp này còn là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu về kỹ thuật chụp MRI
1.1. Kỹ thuật chụp MRI là gì?
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng bằng sóng từ trường và sóng radio để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Phương pháp chụp MRI này được sử dụng gần như với mọi cơ quan trong cơ thể.
So với kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính CT, chụp MRI (cộng hưởng từ) được đánh giá cao hơn trong việc phát hiện sớm các bệnh lý ung thư.
1.2. Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Cho kết quả hình ảnh có độ phân giải cao, rõ ràng, dễ đọc giúp bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác tình trạng bên trong cơ thể.
– Không sử dụng tia X hay bức xạ ion nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người thực hiện.
– Đánh giá tốt tình trạng của các cơ quan rất nhỏ bên trong cơ thể như hệ thần kinh, mạch máu.
– Thời gian, thao tác chụp nhanh chóng và đơn giản.
– Chụp mạch không sử dụng thuốc tiêm cản quang.
1.3. Hạn chế của chụp MRI
– Thời gian của chụp MRI lâu hơn so với chụp CT, không phù hợp để sử dụng cho trường hợp khẩn cấp.
– Chụp cộng hưởng từ sẽ gây ra tiếng ồn lớn. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng nút bịt tai hoặc tai nghe trong suốt quá trình thực hiện chụp.
– Là phương pháp chụp tân tiến, hiện đại nên chi phí của phương pháp này cao hơn với các phương pháp khác
2. Giải đáp: Chụp MRI có giúp phát hiện các bệnh lý ung thư nguy hiểm không?
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp MRI được áp dụng với đa số các cơ quan trọng trong cơ thể. Phương pháp này còn có giá trị đặc biệt trong việc phát hiện các bệnh về não, xương khớp, tim mạch, và một số bệnh lý ung thư…
MRI không chỉ giúp phát hiện các khối u trong cơ thể mà còn có thể tìm được các dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư đã lan rộng tới các cơ quan khác. Chụp cộng hưởng từ cũng là nền tảng giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Do vậy mà đây được xem là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả nhất:
2.1. Các bệnh về não
Một số tình trạng bệnh lý của não có thể được phát hiện bằng kỹ thuật này như:
– Nghi ngờ ung thư não, ung thư di căn, xuất huyết, nhồi máu não…
– Các bất thường của mạch máu não như phình mạch máu não, dị dạng mạch, thông động tĩnh mạch.
– Phương pháp chụp MRI cho hình ảnh nhu mô não rõ nét, giúp phát hiện các bệnh mạn tính của hệ thần kinh.
2.2. Các bệnh về cơ xương khớp
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp tạo ảnh tốt nhất về cơ xương khớp để đánh giá toàn bộ cấu trúc tại vùng cơ quan này. Các dấu hiệu có liên quan tới tổn thương xương, cơ gân, sụn, dây chằng… sẽ được phát hiện một cách nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này thường được chỉ định trong chẩn đoán và điều một số bệnh lý như:
– Viêm xương khớp và các mô mềm.
– Nhiễm trùng.
– Viêm tủy xương.
– Đau, sưng, phù nề các vùng khớp chân tay.
– Các khối u và di căn khớp.
2.3. Một số bệnh lý ung thư
– Chụp cộng hưởng từ vùng bụng – chậu để phát hiện các bệnh lý về gan, đường mật: U gan, u đường mật…
– Các bệnh lý vùng tiểu khung: Ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung, các khối u buồng trứng.
– Đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
– Chẩn đoán sớm và chính xác các tổn thương tại tuyến vú như u lành tính, ác tính và các viêm nhiễm tại vú…
3. Lưu ý để chụp MRI an toàn
Để đảm bảo kết quả được chính xác nhất và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, người thực hiện phương pháp chụp MRI cần lưu ý một số điều sau:
Trước khi chụp
– Người bệnh cần tháo các trang sức như vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai, đồng hồ đeo tay.
– Thay trang phục của bệnh viện trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ nếu như không thực sự cần thiết.
– Thông báo cho kỹ thuật viên nếu có các thiết bị trong cơ thể như: Van tim nhân tạo, thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da…
Trong khi chụp
– Người bệnh có thể nằm ở một tư thế thoải mái, tuy nhiên không được xê dịch người trong khi chụp.
– Khi chụp vùng cổ, người bệnh có thể được yêu cầu không được nuốt nước bọt trong khi chụp. Nếu chụp vùng ngực – bụng, bạn có thể được yêu cầu nín thở trong khoảng thời gian ngắn để hình ảnh được nét nhất.
– Đối với trường hợp tiêm thuốc tương phản tại tĩnh mạch, khi có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở cần thông báo ngay.
Sau khi chụp
– Với các trường hợp tiêm thuốc tương phản sẽ được theo dõi tại phòng chờ để phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có.
– Với các trường hợp không tiêm thuốc, bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau khi kết thúc quá trình chụp.
Và một điều lưu ý đặc biệt quan trọng, phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp MRI cần sự hỗ trợ của máy móc nên bạn cần lựa chọn cơ sở y tế có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người thực hiện. Bạn có thể tham khảo và đăng ký thực hiện tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây, trước khi thực hiện chụp, bạn sẽ được thăm khám với bác sĩ để đánh giá có đủ điều kiện thực hiện hay không. Nếu đủ điều kiện, bạn sẽ được trải nghiệm thăm khám với máy chụp cộng hưởng từ hiện đại nhất. Ngoài ra, Thu Cúc TCI cũng đang triển khai các gói tầm soát ung thư giúp phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm. Hãy chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe và điều trị các bệnh lý kịp thời bạn nhé!