Chụp CT có ảnh hưởng gì không là thắc mắc chung của nhiều người. Vì trong quá trình chụp CT tiếp xúc với một lượng chất phóng xạ nhất định nên người bệnh thường lo sợ sẽ gây ra tác hại xấu cho sức khỏe.
Vậy chụp CT có ảnh hưởng gì?
Tiếp xúc với bức xạ
Khi chụp CT, người bệnh sẽ tiếp xúc với tia bức xạ trong thời gian ngắn. Lượng bức xạ tiếp xúc khi chụp CT sẽ lớn hơn so với chụp X quang vì CT cung cấp hình ảnh chi tiết hơn.
Chụp CT đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là không gây ra tác hại lâu dài cho người bệnh, mặc dù có một nguy cơ cực kỳ nhỏ phát triển bệnh ung thư,
Chụp CT mang lại nhiều lợi ích hơn so với nguy cơ tiềm tàng nhỏ này. Ngoài ra các bác sĩ thường chỉ sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các hình ảnh cần thiết. Thêm vào đó, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, chụp CT ngày nay cần ít bức xạ hơn so với trước đây.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu nghi ngờ mình đang mang thai. Mặc dù các bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương đến em bé. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm hoặc MRI, tránh để em bé trong bụng tiếp xúc với bức xạ.
Phản ứng với chất cản quang
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng chất cản quang qua tiêm tĩnh mạch ở cánh tay trước khi chụp CT. Dù rất hiếm nhưng chất cản quang có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc phản ứng dị ứng.
Hầu hết các phản ứng đều rất nhẹ và thường là phát ban hoặc ngứa. Trong trường hợp hiếm hoi, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Cho bác sĩ biết nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng với chất cản quang.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về chụp CT có ảnh hưởng gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.