Chướng bụng sau mổ ruột thừa có nghiêm trọng không?

Tình trạng chướng bụng sau khi mổ ruột thừa là tình trạng phổ biến đối với nhiều bệnh nhân. Vậy bị chướng bụng sau mổ ruột thừa có nghiêm trọng và đáng lo hay không? Sau bao lâu sẽ hết tình trạng này? Liệu có cách nào chấm dứt? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về tình trạng chướng bụng sau khi mổ ruột thừa

1.1 Thông tin chung về tình trạng này

Mổ ruột thừa là thủ thuật loại bỏ ruột thừa(túi nhỏ ở bên phải phía dưới bụng, hình ống nối với ruột già). Bộ phận này là vết tích của các loại động vật ăn cỏ, không có ý nghĩa trong việc việc tiêu hóa và nếu không có nó thì hệ tiêu hóa vận hành bình thường. Tuy nhiên ruột thừa cũng có ảnh hưởng đối với hệ miễn dịch tiêu hóa.

Thủ thuật này được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Viêm ruột thừa triệu chứng nguy hiểm: tiêu chảy, đau hố chậu, đau thượng vị, đau bụng dưới… Cần loại bỏ sớm tránh áp xe ổ bụng, viêm phúc mạc… thậm chí tử vong.

– Phòng ngừa viêm ruột thừa.

Sau mổ nội soi cắt ruột thừa 3 ngày, người bệnh vẫn có biểu hiện đau, căng chướng bụng. Tuy nhiên, để biết rõ mức độ của vấn đề, chúng tôi cần biết vợ bác có gặp tình trạng sốt hay không, đau nhiều hay không? có sưng tấy đỏ vết mổ hay không?

Nếu người bệnh không sốt, ăn uống bình thường, phân bình thường, thi thoảng có một vài cơn đau bụng nhẹ, không sốt, không khó thở, hay có các biểu hiện bất thường khác thì không cần quá lo lắng. Đó có thể chỉ là tình trạng rối loạn tiêu hóa sau mổ, do sau khi can thiệp thủ thuật thì thường có các hiện tượng giảm nhu động, sự co bóp của ruột, tình trạng này sẽ tự được cải thiện.

Chướng bụng sau mổ ruột thừa không cần quá lo lắng

Nếu không sốt, ăn uống bình thường hay có các biểu hiện bất thường khác thì  không cần quá lo lắng

1.2 Mức độ nguy hiểm của tình trạng chướng bụng sau phẫu thuật

Mổ ruột thừa là một biện pháp điều trị khá an toàn và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng hậu phẫu như: buồn nôn, chóng mặt, ho khan, tiểu rắt, chướng bụng… Để làm rõ hơn về tình trạng này, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và phân loại như sau:

– Nếu người bệnh chỉ chướng bụng mà không sốt, ăn uống bình thường, không sốt thì là tình trạng bình thường, chỉ cần chăm sóc cơ thể cẩn thận.

– Nếu người bệnh chướng bụng nhiều, sốt kèm theo, khó thở liên tục và đi ngoài ra máu hay vết mổ bị sưng thì cần đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa. Đó có thể là biến chứng sau mổ ruột thừa.

2. Nguyên nhân và cách khắc phục chướng bụng sau khi mổ ruột thừa

2.1 Nguyên nhân gây chướng bụng sau khi mổ ruột thừa

Có nhiều nguyên nhân gây chướng bụng sau mổ ruột thừa, tuy nhiên phổ biến nhất là:

– Có hơi ở ổ bụng: Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành bơm hơi vào trong ổ bụng để quan sát và thao tác mổ chính xác hơn. Nếu sau khi đóng lại mà ổ bụng còn quá nhiều hơi thì người bệnh dễ gặp phải tình trạng chướng bụng.

– Ảnh hưởng của thuốc gây mê, thuốc gây tê: Quá trình gây tê hoặc gây mê để phẫu thuật có thể khiến các nhu động và các cử động của ống tiêu hóa bị trì hoãn. Do nhu động ruột giảm dẫn tới ứ đọng chất trong ruột, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sinh ra hơi.

– Bồi phụ dịch quá mức: Nếu trong quá trình mổ mà bồi phụ dịch quá mức có thể khiến thành ruột bị tụ dịch dày lên dẫn tới đầy hơi.

– Ít vận động sau mổ: Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng. Bởi ít vận động có thể khiến nhu động ruột chậm cải thiện và lưu thông máu kém dẫn tới chướng bụng.

chướng bụng sau khi mổ ruột thừa điều trị

Người bệnh nên vận động tập luyện nhẹ nhàng sau khi mổ ruột thừa

2.2 Cách khắc phục chướng bụng sau khi mổ ruột thừa

Đa phần, tình trạng chướng bụng sau mổ ruột thừa có thể tự hết sau một thời gian.

Tuy nhiên nếu người bệnh đau nhiều, thành từng đợt, có nổi quai ruột trên thành bụng thì có thể là hội chứng tắc ruột, cần được cấp cứu; hoặc nếu có tình trạng sốt, phân có máu, phân đen, chảy dịch, mủ, sưng vết mổ,…thì có thể nghi vấn có một số biến chứng xảy ra. Đó là các vấn đề như viêm phúc mạc, dính ruột, tắc ruột, áp xe viêm tấy thành bụng, áp xe túi cùng douglas,…thường nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Trong trường hợp thứ hai nêu trên, nếu có dấu hiệu nghi vấn gặp biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được tái khám ngay. Việc này nhằm phát hiện sớm những biến chứng và được điều trị kịp thời, hiệu quả. Có như vậy mới ngăn chặn được các hậu quả nặng nề do biến chứng gây ra.

chướng bụng sau khi mổ ruột thừa

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên thăm khám nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống, chăm sóc, sinh hoạt phù hợp, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Tránh vận động mạnh, nhất là trong những ngày đầu sau mổ. Ăn các món dễ tiêu, có thể chia nhỏ bữa ăn, hạn chế các món chiên rán xào nhiều dầu mỡ.

– Kiêng đi bơi hoặc nằm tắm bồn sau khi mới phẫu thuật

– Cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể nhanh hồi phục

– Có thể tham khảo bác sĩ để việc sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, qua đó mà giảm đi sự khó chịu do chứng chướng bụng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital