Hàn răng là một giải pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm giúp khắc phục nhiều vấn đề răng miệng như răng bị sứt mẻ, vỡ, sâu,…Tuy nhiên hàn răng mẻ chỉ là phương pháp giúp khắc phục tạm thời vấn đề chứ không thể giải quyết triệt để vấn đề. Nhiều khách hàng thắc mắc chi phí hàn răng mẻ là bao nhiêu? Khi hàn răng mẻ có cần lưu ý gì không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay mức chi phí và lưu ý ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Các trường hợp cần đến nha sĩ để hàn răng
Hàn trám răng là phương pháp phục hình răng nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất, giúp chúng khôi phục về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, trong các tình huống khi răng bị hỏng nặng việc đặt sứ hoặc bọc sứ mới là giải pháp tốt nhất để khôi phục hoàn toàn về mặt thẩm mỹ cho răng.
Có nhiều tình huống mà việc đến nha sĩ để hàn răng là không thể thiếu, chẳng hạn như:
– Răng bị hỏng, gãy, hoặc vỡ do tai nạn hoặc áp lực khi ăn mạnh.
– Vùng cổ chân răng bị mòn do áp lực cọ xát quá mạnh hoặc tác động của acid gây mòn.
– Răng sâu hoặc răng chết tủy do vi khuẩn tác động gây hủy hoại mô răng.
– Trám răng như một biện pháp dự phòng cho sâu răng ở trẻ em.
– Khắc phục các vấn đề như răng ngắn, răng hở ở mức độ nhẹ hoặc răng quá nhỏ.
2. Chi phí hàn răng mẻ hiện nay
Khi quyết định thực hiện việc trám răng, vấn đề chi phí luôn là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Trên thị trường hiện nay, có nhiều mức giá của dịch vụ trám răng mẻ hoặc nứt vỡ.
Nếu bạn chọn trám răng mẻ tại một phòng khám nha khoa nhỏ thì giá sẽ rẻ hơn. Bởi các yếu tố về vật liệu, trang thiết bị không đủ tiện nghi hoặc bác sĩ không có trình độ cao khiến giá thay đổi. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến kết quả điều trị không đạt được mức tốt nhất.
Ngoài ra, giá hàn răng cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp trám được sử dụng. Có nhiều phương pháp trám răng phổ biến như trám bằng Composite, trám bằng GIC (Glass Ionomer Cement), trám bằng Inlay/Onlay, và nhiều phương pháp khác.
Tại các phòng khám nha khoa uy tín, giá trám răng thường dao động từ 200.000 VND đến 3.000.000 VND cho mỗi răng. Mức giá chi tiết còn phụ thuộc và nhiều yếu tố và bạn nên đến trực tiếp để kiểm tra thì tốt hơn.
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí hàn răng mẻ?
Giá hàn răng bị mẻ phụ thuộc vào một loạt yếu tố quan trọng. Khi xem bảng giá trám răng mẻ tại các phòng khám nha khoa, bạn sẽ thấy có sự chênh lệch nhỏ giữa các nơi. Thậm chí trong cùng một phòng khám, có trường hợp một số người phải trả mức giá cao hơn so với người khác.
3.1 Loại vật liệu hàn răng
Chi phí hàn răng mẻ phụ thuộc đến 90% vào loại vật liệu trám răng được sử dụng. Vật liệu để hàn càng cao cấp, chi phí càng cao.
Nếu bạn sử dụng vật liệu GIC hoặc Amalgam, chi phí hàn răng mẻ sẽ tương đối thấp. Cụ thể giá khi dùng 2 loại vật liệu này thường khoảng 200.000 VNĐ. Vì các vật liệu này có nhược điểm về màu sắc, tính thẩm mỹ và an toàn. Chẳng hạn, Amalgam có khả năng gây hại cho sức khỏe và không đạt màu sắc tự nhiên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp cần tính thẩm mỹ cao, như khi trám răng cửa bị mẻ, sự lựa chọn hoàn hảo sẽ là Composite hoặc sứ Inlay. Giá trám răng cửa bị mẻ với Composite thường cao hơn khoảng 2-3 lần so với các vật liệu khác. Cụ thể, sử dụng vật liệu Composite giá sẽ xấp xỉ 700.000 VNĐ. Sứ Inlay – Onlay có giá cao hơn nhiều, khoảng 15-20 lần so với Amalgam và GIC. Thông thường là khoảng giá 3.000.000- 5.000.000 VNĐ.
3.2 Vị trí của răng
Một số phòng khám nha khoa có thể áp dụng giá trám răng mẻ dựa trên vị trí của răng. Việc hàn răng cửa bị mẻ sẽ có chi phí cao hơn so với răng hàm hoặc răng tiền hàm. Mặc dù có thể có người cho rằng đây là cách nha khoa tạo thêm phí, nhưng thực tế là hoàn toàn có lý. Răng cửa yêu cầu sự thẩm mỹ cao, vì vậy bác sĩ thường phải sử dụng Composite hoặc sứ Inlay. Điều này dẫn đến chi phí cao hơn cho vật liệu, trong khi răng hàm và răng tiền hàm thì không cần thẩm mỹ cao. Bởi răng hàm đòi hỏi độ bền hơn nên người bệnh có nhiều lựa chọn về vật liệu hơn.
3.3 Tình trạng tổn thương của răng
Trong việc xác định giá hàn răng bị mẻ, cũng có những đơn vị tính chi phí dựa vào mức độ tổn thương của răng. Điều này có nghĩa là các răng bị mẻ nặng sẽ có mức giá cao hơn so với răng mẻ nhẹ.
Lý giải, một số nơi cho rằng việc hàn răng bị mẻ đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn. Từ đó tạo ra một chi phí đầu vào lớn hơn và phải tăng giá cho khách hàng. Tuy nhiên, đây là một yếu tố có thể biến đổi dựa trên chiến lược kinh doanh của từng nơi. Tại các bệnh viện lớn, thường áp dụng chính sách giá đồng nhất không phân biệt mức độ tổn thương của răng, để đảm bảo tính công bằng.
3.4 Quy mô của phòng khám nha khoa
Chi phí hàn răng mẻ cũng có thể bị ảnh hưởng một phần bởi quy mô của phòng khám nha khoa. Thường thì, chi phí tại các hệ thống bệnh viện lớn sẽ cao hơn một chút so với các phòng khám nhỏ.
4. Một số lưu ý để tiết kiệm chi phí cho việc hàn răng bị mẻ
Nhìn chung, giá hàn răng bị mẻ thường không quá khó khăn với thu nhập của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khi phải trả một số tiền trên 500.000 VNĐ/ 1 chiếc răng mẻ, nhiều người có thể cảm thấy tốn kém. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tối ưu hóa chi phí cho việc hàn răng bị mẻ.
3.1 Lựa chọn vật liệu phù hợp
Không nhất thiết bạn phải chọn vật liệu đắt đỏ để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ví dụ, nếu bạn cần hàn răng số 6 bị mẻ, sử dụng Amalgam, Fuji hoặc GIC có thể đủ. Tuy nhiên, trám răng cửa bị mẻ, thì bạn nên chọn các vật liệu cao cấp hơn. Ví dụ như 2 loại Composite hoặc sứ Inlay Onlay. Chỉ khi đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, bạn mới có thể coi đây là một cách tối ưu để tiết kiệm chi phí.
3.2 Sử dụng các chương trình khuyến mãi mang tính thời điểm
Các phòng khám nha khoa thường có các chương trình ưu đãi và khuyến mãi cho từng giai đoạn. Trước khi đến khám, bạn nên kiểm tra trang web hoặc trang fanpage để xem có chương trình khuyến mãi nào hiện có.
Hy vọng những thông tin về chi phí hàn răng mẻ và một số lưu ý trên hữu ích với bạn. Đừng quên lựa chọn phòng khám uy tín để an tâm gửi gắm chiếc răng bị mẻ của bạn.