Chị em sợ đi khám phụ khoa vì sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Không ít chị em sợ đi khám phụ khoa nên dù cơ thể có những bất thường cũng tự tìm cách khắc phục để rồi có những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì sao chị em sợ đi khám phụ khoa? Hãy tìm hiểu xem!

Không ít chị em sợ đi khám phụ khoa

Không ít chị em sợ đi khám phụ khoa.

1. Nguyên nhân chị em sợ đi khám phụ khoa

Do tâm lý e ngại

Nguyên nhân chính khiến chị em ngại đi khám phụ khoa là tâm lý xấu hổ do khám vùng kín. Như trường hợp của chị Loan, chị tâm sự: “Cứ mỗi lần quan hệ là mình bị ra máu, nhưng nói ra việc này lại ngại, nên ko dám khám sợ nói ra những chuyện tế nhị vợ chồng; Đến khi không thể chịu đựng được, đi khám thì bác sĩ cho biết do rách cùng đồ vì quan hệ tình dục quá mạnh bạo. Cũng may đi khám và chữa kịp thời, chứ nếu kéo dài thì nguy hiểm quá.”

Sợ gặp phải bác sĩ nam

Một số chị em ngại đi khám phụ khoa vì sợ gặp bác sĩ nam. Bạn nữ đừng quá lo lắng, với bác sĩ nam khám phụ khoa, họ làm đúng nhiệm vụ của mình, và trong phòng khám lúc nào cũng có thêm y tá nữ.

Sợ ảnh hưởng đến trinh tiết

Một số chị em sợ đi khám phụ khoa vì sợ việc thăm khám vùng kín sẽ rách màng trinh. Tuy nhiên, với những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục, chỉ cần chủ động nói rõ với bác sĩ, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, soi tươi dịch âm đạo và khám ngoài vùng kín mà không ảnh hưởng bên trong.

Chủ quan cho rằng dấu hiệu bất thường vùng kín không nghiêm trọng

Rất nhiều bạn gái thấy ngứa vùng kín, thấy khí hư có mùi… nhưng nghĩ rằng chúng không liên quan sức khỏe, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ thì tự khỏi, chủ quan không thăm khám mà không biết rằng, đây có thể là những dấu hiệu bệnh phụ khoa, cần được xử trí kịp thời.

Bạn nữ thường chủ quan cho rằng dấu hiệu bất thường vùng kín không nghiêm trọng.

Bạn nữ thường chủ quan cho rằng dấu hiệu bất thường vùng kín không nghiêm trọng.

2. Khám phụ khoa rất cần thiết

Khám phụ khoa là kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo  người phụ nữ, xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Bác sĩ sẽ khám bên ngoài, khám âm đạo và tử cung, thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết.

Việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần và khám ngay khi có những bất thường là rất cần thiết. Nếu để lâu bệnh phụ khoa sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital