Chế độ thai sản khi thai chết lưu ? Bị sảy thai có được hưởng thai sản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chuyện có thai chết lưu là một điều không mẹ bầu nào mong muốn xảy ra. Nhưng có quyền lợi nào cho mẹ trong chế độ thai sản khi thai chết lưu? Cùng tìm hiểu với chung tôi qua bài viết dưới đây nhé.Chế độ thai sản khi thai chết lưu ? Bị sảy thai có được hưởng thai sản

Menu xem nhanh:

Hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu?

Chế độ thai sản khi thai chết lưu

Chế độ thai sản khi thai chết lưu thường là một trong những chủ đề mà mẹ quan tâm khi thai chết lưu

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Quốc hội có quy định:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bao gồm cả các chế độ như đi khám thai định kỳ, sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai bị chết lưu hoặc phá thai do bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh đối với người lao động.

Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

1.Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ví dụ như: Nếu như thai chết lưu khi được 3 tháng (tương đương với 12 tuần tuổi), thì trong trường hợp này người lao động được nghỉ việc tối đa 20 ngày còn nếu thai đủ từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi thì được nghỉ 40 ngày. Trong trường hợp sản phụ đi làm trước thời gian vẫn được nghỉ phép thì vẫn được thanh toán số tiền trợ cấp chế độ thai sản tương ứng với số ngày luật quy định. 

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

1.Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3.Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Để tính được số tiền trợ cấp chế độ thai sản bạn được hưởng, bạn cần phải xác định được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi bạn hưởng chế độ thai sản, cũng như xác định thai của mình bị chết lưu khi bao nhiêu tuần tuổi các bạn nhé. 

Chế độ thai sản nếu con chết ngay sau khi sinh?

Chế độ thai sản khi thai chết lưu

Chế độ thai sản khi thai chết lưu như thế nào mẹ đã biết chưa?

Để được hưởng chế độ thai sản nếu con chết ngay sau sinh thì mẹ cần đảm bảo đã thực hiện đầy đủ cũng như đảm bảo điều kiện để hưởng chế độ thai sản quy định ở điều 31, luật BHXH năm 2014.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Về thời gian hưởng chế độ thai sản

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Về mức độ hưởng thai sản 

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1.Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: 

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; 

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; 

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này. 

Ví dụ như: Nếu mẹ đảm bảo đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản nhưng do những biến chứng thai kỳ, thai mất ngay trong bụng, con chưa kịp ra đời phải thực hiện mổ lấy thai. Thì căn cứ từ ngày con mất mẹ sẽ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày mất tim thai. Và vẫn được hưởng quyền lợi theo điều luật quy định.

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi 

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

=> Như vậy, bạn sẽ được hưởng nguyên tiền lương trung bình của 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm xã hội. Kèm theo đó, bạn cũng có thể nhận được trợ cấp một lần khi sinh con và có thời gian để phục hồi dưỡng sức theo quy định tại điều 38 và điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi 

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. 

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. 

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản 

  1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. 

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm

  1. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: 

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; 

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; 

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Hồ sơ chuẩn bị khi hưởng chế độ thai sản như sau

Tiền được hưởng trong chế độ thai sản khi thai chết lưu như thế nào

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

  1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

  1. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
  2. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
  3. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  4. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Tư vấn về nghỉ thai sản con chết khi sinh?

Mẹ cần lưu ý về điều kiện để được hưởng chế độ thai sản và thời gian nghỉ thai sản để nắm rõ được điều kiện hưởng lợi của mình mẹ nhé

Mẹ cần chú ý gì để hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Lao động nữ mang thai; 

b) Lao động nữ sinh con; 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; 

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; 

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Điều 139. Nghỉ thai sản 

  1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. 
  2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 
  3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. 
  4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 
  5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ thai sản trong chế độ thai sản khi thai chết lưu là bao nhiêu ngày?

Ví dụ như: Nếu một người quyết định nghỉ thai sản từ 1/1/2020 sau đó 11/02/2020 thì đến ngày sinh, nhưng không may con mất ngay ngày hôm đó, trường hợp này sẽ được nghỉ như thế nào, và thanh toán chi phí bảo hiểm ra sao.

Giải quyết: 

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thai sản là khi người lao động nghỉ chờ sinh mà không phải là tính từ khi sinh. Nếu 1 người nghỉ trước 2 tháng thì sinh, con sinh ra 59 ngày thì chết (tổng người đó đã nghỉ 4 tháng) thì BH phải thanh toán cả 4 tháng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra người đó có thể nghỉ thêm 2 tháng nữa vì pháp luật quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Chế độ thai sản đối với trường hợp con chết 2 ngày sau sinh?

Đối với trường hợp con chết 2 ngày sau sinh thì chế độ thai sản của mẹ như sau

Mẹ cần đảm bảo rằng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản: phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Con chết hai ngày sau khi sinh giải quyết chế độ thai sản như thế nào

Khi đủ điều kiện rồi thì thời gian nghỉ và mức độ hưởng chế độ thai sản của mẹ như sau: 

Theo khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con” Điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau: “Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.” 

Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH “Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.” 

Như vậy, trường hợp của bạn bạn có thời gian nghỉ thai sản là 04 tháng kể từ ngày sinh con, mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Hưởng 4 tháng chế độ thai sản khi con chết như thế nào?

Trong trường hợp con chết ngay sau sinh, hoặc một thời gian sau không may con mất, mẹ được nghỉ 4 tháng tình từ khi con mất. Vậy mẹ sẽ hưởng như thế nào?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Như tất cả các trường hợp khác, mẹ buộc phải đảm bảo đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản vẫn căn cứ vào

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Mẹ được hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu như thế nào

Bên cạnh việc đảm bảo đủ điều kiện hưởng BHXH, mẹ cần hiểu rõ những điều sau 

Tiền BHXH được hưởng: Theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau: “Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”  Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ” Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.” 

Như vậy, nếu thai nhi mất nhỏ hơn hai tháng mẹ sẽ được nghỉ 4 tháng kể từ ngày con mất và hưởng 100% tiền lương bình quân 6 tháng đóng bhxh trước khi nghỉ.

Trong trường hợp thai nhi mất sau 2 tháng sinh thì mẹ được nghỉ thêm 2 tháng kể từ ngày con mất. Và “Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.” 

Sinh con ra con bị chết thì chế độ thai sản được tính như thế nào?

Sinh con ra con bị chết là điều không mong muốn, tuy nhiên chế độ thai sản là điều mẹ cần được biết vì đó là quyền lợi của mẹ khi tham gia BHXH. Để biết chế độ thai sản khi sinh ra con bị chết như thế nào mẹ cần nắm rõ được thời gian, thời điểm con mất là bao nhiêu lâu trước khi sinh và đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay chưa.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản 

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Lao động nữ mang thai; 

b) Lao động nữ sinh con; 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; 

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; 

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Cách tích thời gian nghỉ thai sản như sau: 

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Cách tính mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Con mất ngay sau sinh thì chế độ hưởng thai sản như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Để tính được số tiền trợ cấp chế độ thai sản bạn được hưởng, bạn cần phải xác định được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi bạn hưởng chế độ thai sản, cũng như xác định thai của mình bị chết lưu khi bao nhiêu tuần tuổi các bạn nhé. 

Như vậy, để căn cứ vào thời gian con mất thì mẹ sẽ có chế độ thai sản khác nhau để biết được chế độ thai sản được hưởng của mình

Ví dụ như: Một trường hợp mẹ mang thai 6 tháng thì sinh non. Con sau hai ngày sinh ra không đủ sức khỏe nên mất. Vậy trường hợp này thì chế độ thai sản sẽ hưởng ra sao?

Đáp:

  • Mẹ đảm bảo phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (Khoản 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
  • Trường hợp này bạn được nghỉ 04 tháng tính từ ngày sinh con.
  • Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng của bạn sẽ là “mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Mức hưởng bảo hiểm thai sản khi bị sảy thai như thế nào?

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Lao động nữ mang thai; 

b) Lao động nữ sinh con; 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; 

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; 

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Chế độ thai sản khi thai chết lưu như thế nào

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

Khoản 1 Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, khi sảy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền. Trong đó, thời gian nghỉ việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần) tối đa như sau:

– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

Trong thời gian nghỉ việc do sảy thai theo quy định nêu trên, lao động nữ không hưởng lương do người sử dụng lao động trả mà được hưởng trợ cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc do sảy thai. Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Như vậy, công thức tính mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai như sau:

Mức hưởng = ( mức trợ cấp theo tháng : 30 ngày) x số ngày nghỉ việc

Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

Theo Điều 101, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, lao động nữ phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động. Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết trong 10 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ví dụ như: 

Một người đã tham gia BHXH từ năm 2018, đến tháng 8/2019 người ấy bị sảy thai khi thai 20 tuần tuổi, tiền lương bình quân đóng BHXH của người ấy từ tháng 2 đến hết tháng 7/2019 là 05 triệu đồng như vậy:

  • Thời gian được nghỉ của người ấy là 40 ngày.
  • Vậy tiền trợ cấp thai sản được hưởng sẽ được tính như sau:trong thời gian 40 ngày nghỉ do sảy thai, chị A được hưởng tiền thai sản là: (05 triệu đồng: 30 ngày) x 40 =  6,6 triệu đồng/40 ngày.

Với bài viết trên hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về chế độ thai sản khi thai chết lưu rồi phải không ạ. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kì băn khoăn hay thắc mắc nào nhé.

Tin liên quan

  • Bị sảy thai nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục
  • Máu kinh và máu sảy thai khác nhau như thế nào
  • Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital