Chế độ dinh dưỡng tốt cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Căn bệnh đường tiêu hóa rất hay gặp phải và mang đến người bệnh những rắc rối trong cuộc sống thường ngày như chứng ợ chua, hội chứng ruột kích thích hay đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… là những bệnh chúng ta hay mắc phải. Thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ giúp đẩy lùi bệnh và dễ dàng vượt qua những triệu chứng khó chịu này.

Phòng chứng ợ chua

– Trong ngày hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đừng ăn quá no vì dễ dẫn tới chứng ợ chua. Ngoài ra, nhai thức ăn thật kỹ. Ăn nuốt ngấu nghiến chỉ gây sức ép cho hệ tiêu hóa vì phải làm việc quá sức.
– Nướng, hấp, luộc thức ăn thì tốt hơn vì chiên, xào dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

– Nếu ợ chua, đầy hơi xảy ra thường xuyên, bạn nên bớt dùng thực phẩm cay, chua.

– Uống nhiều rượu bia là lý do gây đầy hơi, ợ chua. Do đó, bạn hãy hạn chế thức uống chứa cồn

Đẩy lùi hội chứng ruột kích thích (IBS)

– Biểu hiện của triệu chứng này thường là đau vùng bụng. Nếu bệnh nặng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.

– Tránh ăn uống đầy bụng. Một số thực phẩm có thể làm hội chứng IBS thêm nặng như bắp cải, rượu, sữa, đậu và thức uống chứa caffeine nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm này.

– Không ăn thực phẩm cay, chứa nhiều muối và dầu ăn.

– Thêm nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng vì chất xơ giúp chống tiêu chảy lẫn táo bón.

– Nhiều cuộc khảo sát cho thấy có mối liên hệ giữa IBS và thiếu ngủ cũng như căng thẳng. Tập thể dục thường xuyên là cách giúp chống căng thẳng hữu hiệu. Nghiên cứu cho thấy, những ai năng tập thể dục thường ít mắc các triệu chứng về tiêu hóa.

– Nếu dị ứng với sữa, ắt hẳn bạn cũng dễ mắc hội chứng IBS. Trong trường hợp như vậy, hãy nhờ bác sĩ liệt kê các thực phẩm hoặc chất thay thế giúp bổ sung can-xi cho bạn.

Chế độ dinh dưỡng dành cho hội chứng ruột kích thích
Chế độ dinh dưỡng dành cho hội chứng ruột kích thích

 Dinh dưỡng cho người mắc rối loạn tiêu hóa

-Uống nhiều nước mỗi ngày, chia 6 – 8 lần voiứ 2,5 – 3 lít trong ngày, lúc bụng còn đói

-Ưu tiên thịt trắng như thịt gia cầm, đậu hũ, vừa dồi dào chất đạm mà còn là nguồn cung cấp chất vôi cho cơ thể

-Tối thiểu 3 lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D, chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.

-Sử dụng sữa chua thay sữa tươi để tránh tiêu chảy

-Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, ổi là trái cây chứa nhiều vitamin C và là chất chát làm êm dịu đường ruột.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc rối loạn tiêu hóa
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc rối loạn tiêu hóa

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh dạ dày

-Hạn chế đồ ăn chiên rán, do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

– Ăn ít các thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.

– Hạn chế sử dụng thức ăn sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

-Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa

Dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh dạ dày
Dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh dạ dày

– Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

– Chọn giờ uống nước: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

– Giữ ấm cơ thể: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh

– Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital