Chẩn đoán và xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt bằng cách nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư khá phổ biến ở nam giới. Bệnh phát triển chậm và không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Điều đó khiến người bệnh chủ quan và thường điều trị quá muộn, dẫn đến nguy hiểm. Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt là điều cần được quan tâm để kịp thời phát hiện bệnh.

1. Tổng quan bệnh

Ung thư tuyến tiền liệt là sự gia tăng bất thường của những tế bào ung thư. Chúng kết tạo thành khối u. Tế bào thường lây lan qua máu, hoặc các hạch bạch huyết rồi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nguyên nhân bệnh không được liệt kê chính xác. Tuy nhiên, một số lý do là: tuổi tác cao, di truyền, những người có lối sống bừa bãi, ăn uống không hợp lệ… Những người này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Độ tuổi thường gặp là đàn ông trên 50 tuổi.

Bệnh không có dấu hiệu rõ rệt ngay từ đầu. Do đó, phát hiện bệnh thường phải dựa vào xét nghiệm và các chẩn đoán khác.

Ung thư tuyến tiền liệt chữa được hay không tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh

Ung thư tuyến tiền liệt chữa được hay không tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh

2. Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt

2.1. Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt PSA

PSA là một chỉ số biểu thị kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, tiết ra từ các tế bào biểu mô tại tuyến tiền liệt.

Chỉ số này được phân tích qua xét nghiệm máu và được coi là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Với người bình thường, chỉ số PSA trong máu sẽ chiếm lượng rất thấp (dưới 4ng/mL). Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì chỉ số này càng tăng cao. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt được thể hiện như sau:

– Khi nồng độ PSA trong máu ở mức cao, biểu thị nam giới có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt. Gía trị thường dùng để chẩn đoán đó là chỉ số PSA trong huyết tương ≥ 4ng/ml, với độ đặc hiệu tầm 91% và độ nhạy rơi vào 21%.

– Người mắc ung thư tuyến tiền liệt, tốc độ tăng PSA sẽ nhanh hơn bình thường khá nhiều. Đối với một số người, nếu tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên. Nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến sẽ cao hơn.

– Nếu chỉ số PSA có tăng nhưng tốc độ tăng < 0.75 ng/mL/năm thì những người này có nguy cơ mắc bệnh lành tính tại tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, chú ý không phải nồng độ PSA tăng cao thì sẽ bị ung thư tuyến tiền liệt. Cần biết rằng một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến việc chỉ số PSA tăng cao. Cụ thể là bệnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến, bệnh nhân bí đái phải đặt ống thông tiểu.

Chỉ cố PSA là thước đo phổ biến để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt

Chỉ cố PSA là thước đo phổ biến để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt

Để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh ung thư, người ta cần định lượng chỉ số PSA tự do cùng với tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần.

Cụ thể của việc xác định tỷ số PSA tự do so với PSA toàn phần như sau:

– Nếu nồng độ PSA toàn phần trong huyết tương có chỉ số tăng từ 4 lên 10 ng/mL, và tỷ số PSA tự do trên PSA toàn phần ≤ 0,15. Thì chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến sẽ độ đặc hiệu tầm 56,5% và độ nhạy 85%.

– Theo thống kê, có khoảng 23% những người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt với tỷ số PSA tự do trên PSA toàn phần dao động trong khoảng 0,15 – 0,19. Ngoài ra, khoảng 9% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do trên PSA toàn phần ≥ 0,20.

Xét nghiệm PSA là xét nghiệm cần thiết nhất để phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả. Nam giới, đặc biệt là những người ở độ tuổi 50 trở lên cần tích cực thăm khám định kỳ dù chưa có dấu hiệu. Điều đó sẽ giúp phát hiện sớm tế bào ung thư để có phương pháp xử trí hiệu quả.

2.2. Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt bằng các phương pháp khác

– Sử dụng ngón tay thăm khám trực tràng: Đây là một biện pháp chẩn đoán bệnh khá đơn giản nhưng ít sử dụng. Phương pháp này nhanh chóng, chi phí thấp. Tuy nhiên độ chính xác dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ. Do đó, độ nhạy và chính xác có thể cao thấp khác nhau.

– Siêu âm: Phương pháp siêu âm qua trực tràng cũng khá phổ biến để phát hiện khối ung thư. Kích thước những khối ung thư được phát hiện qua siêu âm thường có thể tích 2 – 4mm.

– Sinh thiết tuyến tiền liệt: Đây là phương pháp đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán, tư vấn phương pháp và tiên lượng ung thư. Sinh thiết thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm trực tràng. Độ chính xác đạt được khá cao. Các mẫu sinh thiết dương tính với tỷ lệ tương ứng với mức độ phát triển của khối u.

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt có nhiều phương pháp khác nhau

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt có nhiều phương pháp khác nhau

Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt. Người bệnh tốt nhất nên tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tìm đến những địa chỉ uy tín để được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Ung thư là bệnh tiến triển chậm và không báo trước. Do đó, người bệnh nên hình thành thói quen khám định kỳ 6 – 12 tháng 1 lần. Không nên đợi có những cơn đau hay vấn đề sức khỏe mới đi thăm khám. Bởi khi phát hiện muộn và tế bào ung thư di căn thì rất khó để điều trị triệt để.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital