Viêm tuyến giáp là bệnh lý ít gặp tại Việt Nam nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Sớm thăm khám và có hướng điều trị viêm tuyến giáp hiệu quả giúp người bệnh hạn chế gánh nặng do căn bệnh này gây ra.
Menu xem nhanh:
1. Người bệnh mắc viêm tuyến giáp do đâu?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan. Viêm tuyến giáp là bệnh lý xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là khiếm khuyết gen hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể bao gồm:
– Độ tuổi và giới tính: Người trong độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc viêm tuyến giáp cao hơn, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.
– Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có thành viên mắc bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn, nguy cơ mắc viêm tuyến giáp của bạn có thể cao hơn.
– Mắc bệnh tự miễn: Người bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ có nguy cơ mắc viêm tuyến giáp cao hơn so với số còn lại.
2. Biến chứng bệnh viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp không được phát hiện kịp thời và không được điều trị có thể gây ra các biến chứng bao gồm:
– Bướu giáp: Viêm kéo dài tác động khiến tuyến giáp phì đại và hình thành bướu giáp. Bướu giáp tăng sinh kích thước đến một mức nhất định có thể gây khó nuốt, nuốt vướng, thở khó, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Bệnh tim mạch: Viêm tuyến giáp dẫn đến suy giáp kéo dài là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tiềm ẩn các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Trường hợp suy giáp nặng có thể gây tràn dịch màng tim, thậm chí suy tim.
– Bệnh thần kinh: Người bệnh mắc viêm tuyến giáp thường xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm và các triệu chứng này có thể tiến triển nặng dần. Bệnh cũng có thể gây suy giảm trí nhớ, khó ngủ, mất tập trung.
– Rối loạn nội tiết: Viêm giáp kéo dài không được điều trị cũng gây rối loạn kinh nguyệt (rong kinh) hoặc tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto còn ảnh hưởng đến nhu cầu, khả năng tình dục ở cả nam và nữ.
– Dị tật bẩm sinh: Người bệnh viêm tuyến giáp mãn tính khi mang thai, nếu không được bổ sung đầy đủ hormone tuyến giáp sẽ khiến thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh trên não, tim, thận. Trẻ sinh ra cũng có thể bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh có thể tránh được những nguy cơ biến chứng do viêm tuyến giáp gây ra.
4. Chẩn đoán viêm tuyến giáp như thế nào?
Người bệnh ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu viêm tuyến giáp, cần đến trung tâm y tế để được kiểm tra chính xác. Bước đầu, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng của người bệnh. Xác định các triệu chứng là viêm tuyến giáp phụ thuộc vào từng dạng viêm và giai đoạn của bệnh. Các yếu tố như tiền sử gia đình, các loại thuốc đang sử dụng cũng là yếu tố để bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Để củng cố chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
– Siêu âm: Đây là kỹ thuật được ứng dụng để đánh giá giải phẫu tuyến giáp, giúp bác sĩ phát hiện tăng sinh bất thường ở tuyến giáp, sự thay đổi lưu lượng máu cũng như kết cấu hoặc mật độ tuyến giáp.
– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Cho biết nồng độ hormone tuyến giáp, hormone kích thích tuyến giáp và nồng độ 2 loại hormone tuyến giáp tự do trong máu. Từ đây, bác sĩ có thể kết luận người bệnh đang mắc thể viêm giáp nào.
– Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp: Bao gồm nồng độ kháng thể kháng giáp (TPO) hoặc kháng thể kích thích thụ thể tuyến giáp (TRAb). Xét nghiệm này nhằm theo dõi những rối loạn tuyến giáp tự miễn (Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuyến giáp).
– Tốc độ lắng của hồng cầu (ESR): Giúp đánh giá tình trạng viêm tuyến giáp ở người bệnh.
5. Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh có thể được chữa khỏi nếu có phác đồ điều trị hiệu quả. Thông thường, điều trị viêm tuyến giáp phụ thuộc vào thể viêm, triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
5.1 Điều trị nội khoa viêm tuyến giáp
Đối với thể viêm tuyến giáp cấp tính
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh. Nếu phát hiện ổ áp xe tuyến giáp có thể tiến hành dẫn lưu mủ.
Đối với các thể viêm giáp khác
Tùy vào giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị được áp dụng. Ở giai đoạn cường giáp, người bệnh chủ yếu sử dụng thuốc nhằm thuyên giảm triệu chứng như:
– Đau tuyến giáp: Có thể được kiểm soát bằng thuốc chống viêm không steroid (Aspirin hoặc Ibuprofen). Nếu người bệnh đau nhiều hơn, có thể được sử dụng steroid.
– Thuốc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng toàn thân như đánh trống ngực, lo âu, run tay, run chân, đổ mồ hôi…
Đối với giai đoạn suy giáp: Trong một số trường hợp cần thiết, liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể được chỉ định để điều trị cho người bệnh.
5.3 Điều trị viêm tuyến giáp bằng phẫu thuật
Trường hợp bướu giáp tăng sinh kích thước, đặc biệt gây khó nuốt, nuốt vướng, khiến người bệnh ảnh hưởng tâm lý vì bướu giáp to ngày cổ, phẫu thuật có thể được chỉ định.
Để đi đến quyết định phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh, vị trí, kích thước bướu giáp, biểu hiện triệu chứng bệnh… Đó đó chỉ tiến hành mổ tuyến giáp sau khi có sự thẩm định rõ ràng của các chuyên gia.
Để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình cũng như hướng điều trị hợp lý, người bệnh nen đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.
Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài đã giúp giúp độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tuyến giáp. Để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình cũng như hướng điều trị hợp lý, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.