U gist đại tràng là một dạng u hiếm gặp ở đường tiêu hóa nên có thể khái niệm này còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về u gist như mức độ nguy hiểm, cách chẩn đoán và điều trị u gist qua nội soi.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về u gist
1.1. U gist là gì?
U gist tên đầy đủ là u mô đệm đường tiêu hóa (Tên tiếng anh: Gastrointestinal Stromal Tumor – GIST) xuất phát từ đường tiêu hóa, có bản chất là sarcomas mô mềm tức là những khối u tân sinh từ lớp trung mô của cơ thể. Bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn ở người trung niên và người lớn tuổi, rất hiểm các trường hợp có u gist ở người trẻ.
1.2. Vị trí xuất hiện u gist
U gist phần lớn xuất hiện ở đường tiêu hóa. Cụ thể, có khoảng 50-70% u mô đệm đường tiêu hoá xuất phát từ dạ dày, u gist từ hỗng hồi tràng là 20-30%, u gist từ đại tràng và trực tràng hiếm gặp hơn là 5-15% và u gist ở thực quản <5%. Các trường hợp u gist rất hiếm khi xuất phát ngoài ống tiêu hóa chẳng hạn như ở mạc nối lớn, mạc treo ruột non, tụy tạng hay khoang phúc mạc.
1.3. Dấu hiệu của u gist
Hầu hết các trường hợp có u mô đệm đường tiêu hóa ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng nào. Khi u phát triển lớn và gây ra những ảnh hưởng nhất định, cơ thể sẽ có những triệu chứng lâm sàng sau đây:
– Đau bụng mơ hồ, cảm giác khó chịu bất an (đây là triệu chứng thường gặp nhất)
– Chán ăn sớm hoặc nhanh có cảm giác đầy bụng
– Có thể sờ thấy một khối ở bụng (trường hợp này rất hiếm)
– Khó thở
– Triệu chứng toàn thân: Người mệt mỏi, bồn chồn, chán ăn, sụt cân và có thể có các triệu chứng di căn (bệnh thường di căn theo đường máu vào tới gan và phúc mạc).
2. U gist đại tràng có nguy hiểm không?
U mô đệm đường tiêu hóa có thể là u lành tính và cũng có thể ác tính. Trong nó, u gist lành tính chiếm 70-80% (thường là u gist ở dạ dày, thực quản, đại trực tràng, ruột non). Các u gist có nguy cơ ác tính thường có kích thước lớn hơn 5cm, tế bào dạng biểu mô và có thể di căn sang các tạng khác như gan, phúc mạc.
Bên cạnh đó, u gist ở từng vị trí khác nhau thuộc đường tiêu hóa cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định:
– U gist thực quản gây khó nuốt.
– U gist ở tá tràng gây vàng da, tắc ruột.
– U gist đại trực tràng gây căng bụng, táo bón, đi ngoài ra máu.
Vì vậy, khi người bệnh gặp phải các vấn đề tiêu hóa thì cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được làm các chỉ định cần thiết nhằm chẩn đoán phát hiện sớm u gist và được thực hiện điều trị đúng cách kịp thời.
3. Nội soi đại tràng chẩn đoán u gist
Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp hiện đại trong chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Ống nội soi phát hiện chính xác vị trí u gist, hình ảnh đánh giá đúng kích thước và tiên lượng tính chất u. Sau đó có thể can thiệp loại bỏ ngay qua nội soi. Đây là ưu điểm nổi bật mà các phương pháp chẩn đoán khác không thể thực hiện.
Đặc biệt, kỹ thuật siêu âm nội soi cao cấp là phương pháp chẩn đoán các u dưới niêm mạch chính xác nhất. Siêu âm nội soi giúp phác họa riêng biệt từng lớp của thành ống tiêu hóa từ đó xác định đúng mức độ xâm lấn, phục vụ tốt việc can thiệp điều trị u.
Bên cạnh đó, qua nội soi bác sĩ còn có thể thực hiện chọc kim nhỏ lấy mẫu bệnh sinh thiết làm giải phẫu bệnh với những trường hợp nghi ngờ u gist có nguy cơ ác tính. Kết quả giải phẫu bệnh thường có sau 3-5 ngày.
4. Can thiệp điều trị u gist đại tràng qua nội soi
Như đã nói ở trên, nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp tối ưu trong chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Với trường hợp u gist đại tràng cũng không ngoại lệ. Can thiệp điều trị u gist qua nội soi không cần phẫu thuật mổ mở cho ưu thế không đau, ít chảy máu, hạn chế biến chứng, thời gian hồi phục nhanh.
Với những u gist kích thước đường kính nhỏ hơn 2cm có thể thực hiện can thiệp điều trị cắt bỏ u gist ngay qua nội soi, bác sĩ áp dụng 2 kỹ thuật cắt hiện đại bao gồm cắt hớt niêm mạc EMR và cắt tách dưới niêm mạc ESD.
4.1. Cắt hớt niêm mạc loại bỏ u gist đại tràng
Cắt hớt niêm mạc EMR được thực hiện để cắt những u niêm mạc và u dưới niêm mạc có đường kính dưới 2cm. Cắt hớt niêm mạc không những có thể cắt đi những khối u dưới niêm mà còn mang lại giá trị cao khi chẩn đoán.
Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó nên khi áp dụng cần được thực hiện bởi ekip nội soi giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm được hỗ trợ bởi hệ thống máy nội soi hiện đại nhằm ngăn chặn nguy cơ thủng, chảy máu hoặc bỏ sót u trong quá trình can thiệp.
Tùy thuộc vào tính chất u, điểm xuất phát u, bác sĩ nội soi sẽ chỉ định phương án cắt cụ thể và phù hợp.
4.2. Cắt tách dưới niêm mạc ESD loại bỏ u gist đại tràng
Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi ESD có thể được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các u dưới niêm mạc. Bác sĩ sử dụng dao chuyên dụng để cắt tách từng lớp dưới niêm mạc theo vị trí ranh giới tổn thương đã xác định trước đó. Đây là kỹ thuật khó, thực hiện phức tạp, thời gian kéo dài. Bác sĩ sẽ kết hợp linh hoạt cả 2 phương pháp cắt EMR và ESD để loại bỏ trọn khối tổn thương, đảm bảo vùng tổn thương không còn u.
Phương pháp cắt hớt niêm mạc EMR và cắt tách dưới niêm mạc ESD là 2 kỹ thuật hiện đại cho hiệu quả điều trị loại bỏ u gist tốt. Thông thường, với các trường hợp u gist đại tràng lớn có đường kính lớn hơn 2cm, người bệnh có thể sẽ cần can thiệp phẫu thuật mổ mở cắt đi 1 phần hoặc toàn phần đại trực tràng.