Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú là làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tại quy trình tầm soát ung thư vú, chẩn đoán hình ảnh là một trong những chỉ định thiết yếu, giúp cho bác sĩ dễ dàng tìm kiếm dấu ấn ung thư và xác định vị trí, hình thái của khối u. Vậy chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú là làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Ý nghĩa của kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và tiềm ẩn nguy cơ tử vong hàng đầu ở nữ giới. Đến nay, vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú ở cả hai giới, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chỉ ra một vài nguy cơ tiềm ẩn nằm ở: sự biến đổi gen BRCA1 hoặc BRCA2, hóa chất gây hại chứa trong thực phẩm, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh (hút thuốc, uống rượu nhiều,…), ô nhiễm môi trường, tia phóng xạ,…

Bệnh lý có thể được phát hiện thông qua một số dấu hiệu lâm sàng như: Sờ tay thấy khối u ở vú, không đau và không di chuyển; vùng da ở vòng 1 thay đổi; chảy máu,… Ngoài ra, người bệnh có thể tình cờ phát hiện bệnh thông qua các buổi thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ. Nếu phát hiện sớm, hiệu quả điều trị tăng cao và tỷ lệ sống sau 5 năm của người có thể lên tới 98%. Chính vì lẽ đó, sàng lọc ung thư vú sớm được khuyến khích nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến giai đoạn muộn.

Tại quy trình tầm soát ung thư vú, chẩn đoán hình ảnh là một trong những chỉ định thiết yếu, giúp cho bác sĩ dễ dàng tìm kiếm dấu ấn ung thư và xác định vị trí, hình thái của khối u. Có rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng trong sàng lọc ung thư vú, thường gặp nhất là chụp Mammography, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm tuyến vú.

tầm soát ung thư vú là làm gì

Tầm soát ung thư vú định kỳ rất cần thiết với nữ giới

2. Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú là làm gì?

2.1. Chụp X-quang tuyến vú

Phương pháp này còn có tên gọi khác là Mammography, được ứng dụng phổ biến bởi sự nhanh chóng, tiện lợi, không gây xâm lấn và chi phí thực hiện thấp. Kỹ thuật chụp X-quang tuyến vú sử dụng tia X có cường độ thấp, chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại hình ảnh mô phỏng cấu trúc vòng 1. Từ hình ảnh thu nhận được, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu bất thường ở ngực ngay từ giai đoạn sớm.

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, kỹ thuật chụp Mammography được các bác sĩ ưu tiên chỉ định trong quy trình sàng lọc sớm ung thư vú. Phụ nữ trên 40 tuổi được khuyến khích nên thực hiện chụp X-quang tuyến vú định kỳ hàng năm để dự phòng sức khỏe. Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu hoặc đang nghi ngờ mang thai bởi tia X có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Để đảm bảo an toàn, người bệnh sẽ được khai thác tiền sử bệnh lý, tình trạng mang thai và ký cam kết trước khi thực hiện.

sàng lọc ung thư vú

Chụp nhũ ảnh phổ biến trong sàng lọc và điều trị ung thư vú

2.2. Chụp cắt lớp vi tính

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn là CT scan. So với kỹ thuật chụp Mammography chỉ cho hình ảnh cắt ngang tại mặt phẳng thẳng và nghiêng, chụp CT đem lại hiệu quả hình ảnh cao hơn nhờ lát cắt đa chiều. Cơ chế hoạt động của máy CT tương tự như Mammography, tuy nhiên thời gian kéo dài lâu hơn và chi phí vì thế cũng cao hơn. Ưu điểm của chụp CT là người bệnh sẽ thoải mái hơn, không còn cảm thấy đau hay khó chịu ở vùng ngực như tác động của kỹ thuật chụp X-quang.

Chụp cắt lớp vi tính chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Tại Việt Nam, phương pháp này còn chưa áp dụng nhiều trong sàng lọc ung thư vú.

2.3. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ hay MRI là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất, được ứng dụng nhiều trong thăm khám và điều trị bệnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả chẩn đoán hình ảnh vượt trội với nhiều hình ảnh cắt ngang, có thể áp dụng toàn thân. Khác với hai phương pháp trên, chụp MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể nên an toàn với mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ có thai. Tuy nhiên, thời gian thực hiện lâu và chi phí cao là nguyên nhân khiến kỹ thuật này còn chưa trở nên phổ biến.

2.4. Siêu âm tuyến vú

Một kỹ thuật phổ biến thường được chỉ định trong sàng lọc ung thư vú là siêu âm tuyến vú. Sử dụng đầu dò máy siêu âm tiếp xúc với bề mặt da ngực qua một lớp gel, bác sĩ dễ dàng quan sát cấu trúc bên trong tuyến vú nhờ khả năng tái tạo hình ảnh của sóng âm thanh tần số cao. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt, chi phí thấp và quá trình thực hiện nhanh chóng, cho kết quả ngay trong quá trình bác sĩ thao tác.

Siêu âm vú còn được áp dụng trong các chỉ định xâm lấn như chọc hút nang, chọc hút sinh thiết,… với vai trò hỗ trợ hướng dẫn mũi kim. Quá trình thực hiện siêu âm tuyến vú cũng dễ chịu hơn so với chụp X-quang vì không phải chịu sức ép vào vòng 1 như khi chụp nhũ ảnh. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, một số máy siêu âm ra đời tích hợp nhiều tiện ích như siêu âm đàn hồi mô, giúp tăng giá trị chẩn đoán hình ảnh trong siêu âm.

tầm soát ung thư vú sớm

Rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng trong tầm soát ung thư vú

3. Sự thật về chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú

Trong một vài trường hợp, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trên chưa đủ cấu thành tất cả các cơ sở để bác sĩ kết luận người bệnh có mắc ung thư vú hay không. Bạn có thắc mắc tầm soát ung thư vú là làm gì? Quy trình sàng lọc ung thư vú thông thường bao gồm đủ các danh mục:

– Khám lâm sàng tổng quát: Đây là bước khám đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư vú và đóng vai trò rất quan trọng. Tại phòng khám ban đầu với bác sĩ, người bệnh sẽ được hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, tình trạng sức khỏe hiện tại, dấu hiệu bất thường xuất hiện gần đây, chu kỳ kinh nguyệt,… Từ những dữ liệu được người bệnh cung cấp, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Sau khi khai thác hồ sơ bệnh lý, bác sĩ sẽ bắt đầu khám lâm sàng để phát hiện dấu hiệu bệnh, ví dụ như u cục ở ngực có thể sờ và cảm nhận bằng tay.

Xét nghiệm máu: Theo dõi sự thay đổi định lượng của các chất chỉ điểm ung thư như CA 15-3, CEA, CA 27-9,… Kết quả xét nghiệm là cơ sở ban đầu giúp bác sĩ nhận biết dấu hiệu bất thường ở người bệnh. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm không hoàn toàn phản ánh người bệnh có mắc ung thư hay không. Có không ít trường hợp dương tính giả, vậy nên bác sĩ sẽ kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

– Chẩn đoán hình ảnh: Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ quy trình sàng lọc sớm ung thư vú. Điểm chung của các chỉ định này là không đau, không xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh chóng và cho hiệu quả chẩn đoán cao.

Nữ giới ngoài 30 tuổi nên theo dõi và thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ để phòng ngừa rủi ro bệnh tật. Yêu bản thân, đừng đợi đến khi cơ thể lên tiếng – Hãy tầm soát ngay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital