Chẩn đoán bệnh qua nước tiểu dự báo tuyệt vời

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Chẩn đoán bệnh qua nước tiểu là một cách đơn giản để đánh giá tình trạng sức khỏe qua màu sắc, mùi và tần suất của những lần đi tiểu. Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp hiệu quả hơn để kiểm tra tổng quát sức khỏe nhưng nước tiểu vẫn là một yếu tố dự báo tuyệt vời, giúp phản ánh  tình trạng cơ thể.

Chẩn đoán bệnh qua nước tiểu là một cách đơn giản để đánh giá tình trạng sức khỏe qua màu sắc, mùi và tần suất của những lần đi tiểu.

Chẩn đoán bệnh qua nước tiểu là một cách đơn giản để đánh giá tình trạng sức khỏe qua màu sắc, mùi và tần suất của những lần đi tiểu.

Chẩn đoán bệnh qua nước tiểu đã được áp dụng từ rất lâu, thời xưa các bác sĩ nếm nước tiểu để xác định bệnh tiểu đường. Nếu có vị ngọt, có nghĩa là cơ thể chưa lọc hết đường. Ngày nay, chúng ta đã có những công nghệ tiên tiến hơn nhiều nhưng quan sát nước tiểu trước khi xả trôi vẫn là một cách hữu hiệu trong tiên lượng bệnh. Do đó không nên chủ quan khi phát hiện thấy có những thay đổi đột ngột trong màu sắc hay mùi của nước tiểu cũng như số lần đi tiểu trong ngày.
Qua quan sát bằng mắt thường, nước tiểu có nhiều màu khác nhau từ vàng nhạt đến màu hổ phách sẫm. Theo Tiến sĩ Daniel Shoskes (bác sĩ Tiết niệu tại Cleveland Clinic), màu sắc nước tiểu tùy thuộc vào lượng nước và chất lỏng mà cơ thể hấp thụ từ đồ ăn thức uống trong một khoảng thời gian nhất định.

Nước tiểu màu vàng sậm hoặc màu hổ phách có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu nước nặng, sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu màu vàng sậm hoặc màu hổ phách có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu nước nặng, sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo nghiên cứu, nước tiểu có độ trong suốt như nước thông thường là dấu hiệu cho thấy một người đã uống quá nhiều nước. Nhìn chung nước tiểu vào buổi sáng sẫm màu hơn vì cơ thể mất nước nhiều hơn sau 6 – 8 tiếng không uống nhiều nước trong khi ngủ. Nước tiểu có màu đỏ hoặc màu hồng là tình trạng không có gì đáng lo ngại nếu trước đó bạn đã ăn củ cải đỏ, đại hoàng, mâm xôi hay việt quất. Một số loại thuốc như thuốc rifampin, amitriptyline và indomethacin và các chất màu thực phẩm cũng có thể gây ra những thay đổi vô hại trong màu nước tiểu.
Tuy nhiên nếu không phải do ảnh hưởng của thực phẩm hay thuốc, bất cứ sự thay đổi nào trong màu sắc, mùi của nước tiểu đều là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý và là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Cụ thể như nước tiểu màu vàng sậm hoặc màu hổ phách có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu nước nặng, sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng khác xuất hiện sau đó có thể là cảm thấy đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu.

Nước tiểu màu đỏ nghĩa là có máu trong nước tiểu đồng thời là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Nước tiểu màu đỏ nghĩa là có máu trong nước tiểu đồng thời là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Trong khi đó nước tiểu màu hồng nhạt hoặc nâu có thể biểu hiện tình trạng gan đang có vấn đề. Bệnh gan đáp ứng tích cực nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, do đó dựa vào máu sắc nước tiểu người bệnh có thể phát hiện sớm và có cơ hội điều trị thành công cao hơn. Các triệu chứng thường gặp khác của suy gan bao gồm sưng bụng, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Nước tiểu màu đỏ nghĩa là có máu trong nước tiểu đồng thời là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tiến sĩ Shoskes nói rằng hầu hết các bệnh ung thư đường tiết niệu như của bàng quang, thận, tuyến tiền liệt và niệu quản đều có triệu chứng là nước tiểu có lẫn máu. Các bệnh lý khác như viêm gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc ung thư tuyến tụy cũng có thể gây ra tình trạng nước tiểu có màu đỏ.
Ngoài màu sắc, mùi nước tiểu cũng là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh.  Nước tiểu nặng mùi có thể do đồ ăn thức uống mà bạn đã sử dụng trước đó. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn.  Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước. Nếu do ảnh hưởng của thực phẩm đã tiêu thụ, tình trạng này không nghiêm trọng. Tuy nhiên các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu vẩn đục, hãy đi khám ngay.

Tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ là dấu hiệu thường gặp của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ là dấu hiệu thường gặp của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Nước tiểu có bọt hay bong bóng là dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề. Bởi vì khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn ở những người bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc thành viên trong gia đình mắc những chứng bệnh kể trên.
Tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ là dấu hiệu thường gặp của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh cũng có thể gây đái rắt, khiến nhiều người có cảm giác muốn đi tiểu ngay sau khi vừa đi xong. Do đó nên đi khám ngay nếu có sự thay đổi trong tần suất đi tiểu hàng ngày.
Các thông tin về chẩn đoán bệnh qua nước tiểu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tốt nhất vẫn nên tới bệnh viện để được thực hiện xét nghiệm nước tiểu và thăm khám với bác sĩ. Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital