Viêm Amidan, VA quá phát là căn bệnh hầu như không bỏ qua bất kỳ trẻ nhỏ nào. Khi bị bệnh, trẻ sẽ thường thấy khó chịu, gặp khó khăn trong hô hấp, sốt, ho, … Đây cũng chính là tình trạng mà bé N.H.G.K (8 tuổi) đã trải qua. Tới nay, bệnh của bé đã dứt điểm sau khi điều trị tại Thu Cúc TCI với công nghệ Plasma Plus.
Menu xem nhanh:
1. Bé điều trị ở nhiều nơi nhưng chưa hiệu quả
Ho, sốt, khó thở, đau rát họng nghiêm trọng … là những biểu hiện của viêm Amidan, VA quá phát. Đây cũng không phải lần đầu tiên bé K gặp phải tình trạng như vậy. Bé chia sẻ bản thân hay bị tắc mũi, thở khò khè, ốm sốt vặt nhiều. Thậm chí những đợt bị viêm nặng, bé K sốt khá cao, họng đau và khó nuốt như có vật gì chắn bên trong. Có những đêm bé không ngủ được buổi đêm do nghẹt mũi rất khó chịu.
Gia đình bé K chia sẻ đã đưa con đi khám ở nhiều nơi. Sau mỗi lần thăm khám, thuốc bé phải uống khá nhiều, thậm chí phải sử dụng nhiều kháng sinh nhưng chỉ đỡ được một thời gian chứ không dứt điểm. Nhìn thấy như vậy, cha mẹ cũng rất sốt ruột nên quyết định đưa con tới Thu Cúc TCI để kiểm tra lại.
Trò chuyện một lúc, bé K đã được gọi tên vào để khám bệnh. Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Dương Văn Tiến – Trưởng phòng khám Tai mũi họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết tình viêm Amidan và VA lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Thế nhưng, tình trạng này ở trẻ nhỏ là nhiều hơn cả. Đối với trường hợp của bé K, bé bị viêm Amidan và VA quá phát độ 3. Đây là mức độ bệnh viêm khá nghiêm trọng. Điều này có thể thấy rõ qua những biểu hiện sức khỏe hàng ngày của bé có vấn đề. Điển hình như sốt, ho, thở khò khè, … Bé cần sớm được điều trị để tránh những biến chứng về sau.
2. “Dọn dẹp” đường thở đơn giản bằng công nghệ Plasma Plus
2.1 Vì sao bé K được chỉ định phương pháp phẫu thuật công nghệ Plasma Plus?
Tình trạng của bé K nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nhiều tới cả sức khỏe và sinh hoạt sau này. Ví dụ như nguy cơ bé bị mất giọng, biếng ăn, chậm phát triển thể chất và thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Sau khi thăm khám kĩ lưỡng, bác sĩ đã chỉ định cho bé thực hiện phẫu thuật cắt bỏ Amidan và nạo VA. Ở độ tuổi của bé, phẫu thuật là có thể thực hiện. Cha mẹ sẽ không cần lo gây ảnh hưởng, biến chứng nếu lựa chọn đúng phương pháp và chăm sóc sau phẫu thuật phù hợp.
Phương pháp bé K được chỉ định điều trị là phẫu thuật cắt Amidan, nạo VA bằng công nghệ Plasma Plus. Với công nghệ này, amidan và VA của bé sẽ được “dọn dẹp” nhanh gọn với nhiều ưu điểm:
– Nhiệt lượng thấp, không gây tổn thương cho các mô xung quanh. Nhờ vậy, độ an toàn của quá trình phẫu thuật sẽ được đảm bảo.
– Gần như không gây tình trạng chảy máu. Điều này là nhờ tích hợp tính năng hàn mạch siêu nhỏ dưới 1mm.
– Thời gian phẫu thuật với công nghệ Plasma Plus khá nhanh chóng. Quá trình thực hiện chỉ từ kéo dài khoảng 30-45 phút.
– Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản, hồi phục nhanh. Người bệnh chỉ cần theo dõi 24 giờ tại bệnh viên. Nếu không có bất thường thì sau đó, quá trình chăm sóc có thể thực hiện tại nhà.
2.2 Hành trình phẫu thuật cắt bỏ Amidan và nạo VA của bé K
Hôm nay là ngày bé K tiến hành cắt bỏ Amidan và nạo VA. Bé K sẽ được mổ tại phòng mổ chuyên biệt được đảm bảo vô trùng. Quá trình thực hiện diễn ra khá nhanh chóng, chỉ khoảng 30 – 45 phút. Phẫu thuật kết thúc, bé được chuyển sang phòng hồi sức và theo dõi tình trạng trong khoảng 24h. Sau đó, nếu bé không có biểu hiện bất thường có thể về chăm sóc tại nhà.
Sau khi phẫu thuật, mẹ bé cho biết tình hình sức khỏe bé khá ổn định. Bé K có thể ăn uống và nói chuyện bình thường được. Tình trạng đau sau khi phẫu thuật gần như là không có.
Thời điểm được hỏi về tình trạng sau phẫu thuật, có lẽ mẹ bé K mới thực sự cảm an tâm hơn về sức khỏe của con. “Mình rất vui vì từ nay con sẽ không còn bị những đợt ốm như trước nữa. Đúng là khi con bị ốm mới tẩy là chả cần gì nhiều, chỉ cần con cái khỏe mạnh là đủ” – Mẹ bé N.H.G.K chia sẻ.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Chia sẻ về cách chăm sóc sau phẫu thuật với trường hợp của bé K, bác sĩ Tiến cho biết: “Bé được phẫu thuật bằng công nghệ Plasma Plus hiện đại thì không cần kiêng quá nhiều. Tuy nhiên, bé và gia đình vẫn nên lưu ý:
– Kiêng nói chuyện 1 ngày đầu sau phẫu thuật. Điều này để tránh gây tổn thương dây thanh quản hay vết mổ bị kích thích.
– Sau phẫu thuật, có thể bé sẽ thấy hơi vướng ở cổ, ngứa họng. Tuy nhiên, cha mẹ hãy nhắc bé hạn chế việc ho trong tuần đầu tiên.
– Theo dõi thêm tại nhà, tránh vận động mạnh
– Tránh ăn những đồ ăn nóng, hay quá lạnh, cứng, … để hạn chế nguy cơ bung vết mổ gây chảy máu. Bệnh nhân nên ăn những món ăn lỏng, nguội như cháo, súp, …
– Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích, đồ ăn mặn hay những thực phẩm dễ gây kích ứng ho, …
– Thực hiện nghỉ ngơi đủ và tránh thức khuya.
Sau quá trình hồi phục, cha mẹ cần đưa bé tới tái khám lại theo chỉ định. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại vết thương và tiến độ hồi phục. Nếu có bất kì vấn đề gì, bác sĩ cũng có thể xử lý ngay”
Câu chuyện của bé K cũng chính là điển hình để chúng ta thấy được tầm quan trọng của điều trị với phương pháp phù hợp. Và để đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị, lời khuyên dành cho mọi người là hãy lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Cơ sở khám, chữa bệnh cần đảm bảo các yếu tố về chuyên môn, kinh nghiệm