Tiêu chảy là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần trang bị kiến thức về cách điều trị tiêu chảy cho bé để có thể chăm sóc bé tốt nhất. Sử dụng thuốc tiêu chảy cho bé cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo hiệu quả điều trị và sức khỏe của bé.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày và có thể diễn ra trong vòng 14 ngày. Thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có từ 1,3 triệu trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì trẻ dễ gặp tình trạng mất nước, mất điện giải. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây kiệt nước, suy dinh dưỡng hoặc tử vong nếu không được quan tâm đúng cách.
Bên cạnh tình trạng đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị tiêu chảy thông qua những dấu hiệu sau:
– Đau thắt bụng, quặn bụng
– Mất nước
– Mệt mỏi
– Buồn nôn, nôn
– Ăn không ngon miệng
– Sốt
Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ quá trình vệ sinh kém, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, không hấp thu đường, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,… Ngay khi phát hiện trẻ có triệu chứng tiêu chảy, cha mẹ cần lập tức sử dụng các biện pháp bù nước, bù điện giải cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Cha mẹ đọc kỹ trước khi sử dụng thuốc tiêu chảy cho bé
2.1. Khi nào bé cần dùng thuốc tiêu chảy?
Trước khi quyết định cho bé sử dụng thuốc tiêu chảy, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau:
– Tần suất đi ngoài: Bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc loãng như nước.
– Màu sắc phân: Phân có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc có lẫn máu.
– Mức độ mất nước: Bé có dấu hiệu khát nước nhiều, môi khô, mệt mỏi, tiểu ít, khóc không ra nước mắt.
– Triệu chứng kèm theo: Sốt, nôn ói, đau bụng.
2.2. Lưu ý khi chọn thuốc tiêu chảy cho bé
Thuốc tiêu chảy là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi hiệu quả nhanh, kịp thời và dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là rất cần thiết. Chọn thuốc phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh của trẻ sẽ đem lại hiệu quả như ý.
Có nhiều loại thuốc tiêu chảy trên thị trường, và không phải loại nào cũng phù hợp cho trẻ nhỏ. Hãy chọn những sản phẩm được chứng nhận an toàn và phù hợp với độ tuổi của bé. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc chống chỉ định với một số đối tượng. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn đúng loại thuốc.
2.3. Tham khảo một số thuốc tiêu chảy cho bé
– Dung dịch bù điện giải Oresol được sử dụng trong điều trị và dự phòng mất nước do tiêu chảy gây ra. Đây là loại thuốc thiết yếu nhất trong điều trị tiêu chảy cho bé. Thành phần chính trong Oresol gồm có nước, muối natri, muối kali, đường glucose.
– Thuốc tiêu chảy Smecta có công dụng tạo nên một lớp màng mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các tổn thương. Sau khi dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe nhanh chóng, cải thiện khuôn phân và giảm thiểu số lần đi ngoài phân lỏng.
– Thuốc trị tiêu chảy Loperamide thường được sử dụng trong trường hợp mắc tiêu chảy cấp. Hoạt động của thuốc giúp giảm tiết dịch đường tiêu hóa, giảm nhu động ruột và giảm lượng nước ở trong phân. Nhờ đó, số lần đi ngoài phân lỏng được giảm thiểu đáng kể.
– Thuốc Hidrasec được bào chế dưới dạng bột, có công dụng chữa tiêu chảy cấp. Thuốc phù hợp với trẻ nhỏ trên ba tháng tuổi.
– Thuốc chống tiêu chảy Loperamide có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Thuốc được chỉ định trong trường hợp điều trị tiêu chảy cấp không biến chứng ở trẻ trên 12 tuổi.
– Thuốc trị tiêu chảy Pepto Bímol Có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi.
– Men vi sinh (Probiotics) giúp cân bằng vi sinh đường ruột bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Men vi sinh có thể được sử dụng dưới dạng bột, viên hoặc nước uống.
3. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tiêu chảy
Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho bé uống thuốc. Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Nếu trẻ đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đi ngoài phân sống, sốt cao, co giật,… thì cha mẹ cần lập tức đưa đến bệnh viện. Để đảm bảo an toàn cha mẹ hãy kê khai đầy đủ tiền sử bệnh, đơn thuốc đang sử dụng và các triệu chứng mà trẻ gặp phải.
Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần tập trung tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hãy xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Ưu tiên các loại thức ăn mềm, thanh đạm và dễ tiêu như đồ hấp, đồ luộc, soup. Tránh tiêu thụ đồ ăn dầu mỡ, nước có ga, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại hạt vì có thể làm gia tăng áp lực cho hệ tiêu hoá.
Để phòng ngừa tiêu chảy tái phát, cha mẹ nên vệ sinh tay cho bé thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, cha mẹ hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế.
Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho bé, cha mẹ hãy liên lạc ngay với các cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm nhất!