Nếu bạn không đảm bảo được việc vệ sinh răng miệng hằng ngày thì nguy cơ hình thành cao răng rất lớn. Cao răng là những mảng bám tích tụ dưới chân răng, dưới nướu, kẽ răng thậm chí là mặt răng. Về lâu dài cao răng càng tích tụ nhiều, bám chắc gây mất thẩm mỹ và mang theo nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy cao răng có mấy loại và cách xử lý chúng hoàn toàn như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề phân loại và cách xử lý cao răng mà Thu Cúc TCI chia sẻ dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa cao răng
Cao răng, hay còn được gọi là vôi răng, là các mảng cứng bám vào bề mặt của răng. Từ đó, mảng bám này tạo ra một lớp màng không mong muốn. Quá trình hình thành cao răng xuất phát từ việc các mảnh thức ăn dễ dàng đọng lại giữa các kẽ răng và sau đó từng ngày tích tụ thành một lớp màng dày và khó loại bỏ.
Theo các nghiên cứu, khoảng 15 phút sau khi ăn, một lớp màng mỏng bắt đầu hình thành trên bề mặt của răng. Trong đó, bao gồm cả trên thân răng, chân răng và kẽ răng. Nếu không làm sạch lớp màng này, nó sẽ dần dần trở thành một lớp bám đặc có thể chứa vi khuẩn gây hại.
Vì vậy, để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng do vi khuẩn gây ra, quan trọng hơn hết là hiểu về “cấp độ của cao răng”. Sau đó nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.
2. Cao răng có mấy loại phổ biến
Bạn có thắc mắc, cao răng có mấy loại phổ biến không? Cao răng được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, dựa vào mức độ hình thành. Đặc biệt là tình trạng trên bề mặt răng, kẽ răng và chân răng. Cụ thể đáp án cho cao răng có mấy loại thì chính là 4 loại. Dưới đây là mô tả về các cấp độ cao răng:
2.1 Cao răng cấp độ 1:
Cấp độ này thường được coi là nhẹ, khi cao răng mới chỉ hình thành một chút và có thể không được chú ý đến. Mảng bám trên răng ở cấp độ này thường mỏng và có màu nhạt, thậm chí có thể trông như một lớp trắng nhẹ ở phía trong của hàm răng. Tại giai đoạn này, việc chải răng vẫn có thể làm sạch mảng bám, nhưng cần cẩn trọng để không làm tổn thương lớp men răng.
2.2 Cao răng cấp độ 2:
So với cấp độ 1, cấp độ 2 của cao răng thường dày hơn và cứng hơn đáng kể. Tuy nhiên, biểu hiện vẫn có thể không rõ ràng và sắc vàng vẫn khá nhạt. Ở giai đoạn này, mảng bám cao răng đã trở nên cứng chắc và bám chặt trên bề mặt răng, nên không thể tự loại bỏ được.
2.3 Cao răng cấp độ 3:
Cấp độ 3 của cao răng dễ dàng nhận biết hơn cấp độ 1 và 2. Vì lúc này mảng bám trên răng đã chuyển sang màu vàng sậm và lượng mảng bám cũng tăng lên. Thường xuất hiện ở mặt trong của răng, nhưng có thể xuất hiện ở mặt ngoài trong một số trường hợp.
2.4 Cao răng cấp độ 4:
Cấp độ nặng nhất trong các cấp độ cao răng là cấp độ 4. Ở giai đoạn này, cao răng đã chuyển sang màu đen và thâm nhập sâu vào nướu chân răng. Nghiêm trọng hơn nữa, nó có thể lan rộng và ảnh hưởng đến xương hàm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Cao răng có thực sự nguy hiểm tới sức khỏe?
Tác động của cao răng lên sức khỏe răng miệng dựa vào cấp độ mà nó đã phát triển và mức độ nguy hại mà nó đem lại. Bắt đầu từ cấp độ 1, cao răng dần tiến triển qua các cấp độ khác nhau. Sau cùng cao răng đạt đến cấp độ 4, đây là mức độ nguy hiểm nhất. Tại cấp độ này, cao răng có thể gây ra những vấn đề sau đối với sức khỏe răng miệng:
– Răng bị loang lổ và mất đi tính thẩm mỹ khi cao răng đã trở nên quá cứng và xỉn màu. Lúc này, khó lòng làm sạch cao răng bằng cách vệ sinh thông thường.
– Cao răng có thể dẫn đến hôi miệng, dù vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều này có thể gây cảm giác ngại ngùng trong giao tiếp và gây khó chịu cho người đối diện.
– Cao răng là một nguyên nhân gây ra các bệnh lý rất nguy hiểm cho răng miệng như viêm nướu và viêm nha chu. Mặc dù những bệnh lý này có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ khiến răng bị lung lay, mất đi, gặp vấn đề như viêm chóp răng và áp xe răng.
– Đáng kể, cao răng cũng có thể gây ra các vấn đề cơ thể nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ, và nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
4. Cách xử lý và loại bỏ cao răng hoàn toàn
Cách xử lý cao răng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của cao răng. Dựa vào cấp độ của cao răng, có các phương pháp khác nhau có thể được áp dụng.
Nếu cao răng ở cấp độ 1 hoặc 2 và vẫn chưa quá cứng thì đơn giản hơn. Lúc này, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp tự nhiên để loại bỏ cao răng trước. Ví dụ như sử dụng vỏ chuối, baking soda, chanh, hoặc dâu tây. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện cẩn thận và đúng cách để tránh tổn thương men răng.
Trong trường hợp cao răng nghiêm trọng hơn, giải pháp duy nhất là tới nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ lấy cao răng nhanh gọn bằng các dụng cụ chuyên dụng. Để đảm bảo quá trình lấy cao răng diễn ra nhẹ nhàng và không gây đau đớn, bạn nên chọn một phòng khám nha khoa uy tín sử dụng công nghệ hiện đại.
Công nghệ lấy cao răng siêu âm hiện đại sử dụng sóng âm để tách mảng bám cứng trên răng ra khỏi nướu. Quá trình này không gây tổn thương cho răng hoặc mô mềm xung quanh. Đặc biệt, giảm nguy cơ tái hình thành mảng bám trên răng.
5. 4 cách tẩy cao răng tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên
Dưới đây là một số phương pháp tẩy cao răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
– Sử dụng quả chanh để tẩy cao răng:
Chanh chứa acid có khả năng phá vỡ liên kết trong cấu trúc của cao răng. Từ đó làm cho chúng trở nên rời rạc và dễ dàng bong tróc.
– Sử dụng Baking Soda (Muối nở) để tẩy cao răng:
Baking Soda là một chất mài mòn có khả năng tác động lên vôi răng bằng cách giải phóng CO2. Nhờ quá trình đó mà làm phá hủy cấu trúc muối cacbonat canxi trong cao răng.
– Sử dụng muối để tẩy cao răng:
Muối có tính sát khuẩn mạnh, và đã được sử dụng từ lâu để làm sạch răng miệng. Muối có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của cao răng. Bạn có thể kết hợp muối với các nguyên liệu khác như giấm, kem đánh răng để tẩy cao răng.
– Sử dụng dầu dừa để tẩy cao răng:
Dầu dừa có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại cho răng miệng như streptococcus mutans và candida albicans. Sử dụng dầu dừa để làm sạch răng miệng có thể mang lại hiệu quả tốt. Bạn cũng có thể kết hợp dầu dừa với các nguyên liệu khác để tăng cường khả năng tẩy cao răng.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp các biện pháp tẩy cao răng này với việc duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo răng luôn được bảo vệ và giữ gìn tốt nhất.
Hy vọng những thông tin kể trên về cao răng có mấy loại và cách xử lý chúng hoàn toàn sẽ hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cao răng sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết khi bạn đến Thu Cúc nhé.