Cảnh giác với cúm mùa H1N1

Cúm A H1N1, còn được gọi là cúm lợn, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Bệnh có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi nên nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo cúm H1N1

Người mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống khi mắc các chủng cúm mùa khác, như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng. H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho. Bệnh lây gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân như thành giường, tay nắm cửa, điện thoại… hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân như cốc chén, bát đũa, thau chậu…

Cúm H1N1 cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt

Cúm H1N1 cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt

Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm A H1N1?

Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị.

Có hai loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất để điều trị cúm lợn là tamiflu và relenza. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc. Bạn cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:

  • Bệnh nhân lưu trú ở bệnh xá hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác;
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi;
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người còn 2 tuần trước thời điểm dự sinh;
  • Những người dưới 19 tuổi không thể sử dụng aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye;
Chủ động phòng ngừa cúm mùa hiệu quả

Chủ động phòng ngừa cúm mùa hiệu quả

  • Những người béo phì nặng, có chỉ số cơ thể trên 40;
  • Những người mắc một số bệnh mãn tính nào đó (bao gồm cả bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan nặng hoặc một số bệnh thần kinh);
  • Những người nhiễm HIV hoặc một số vấn đề suy giảm miễn dịch khác.

Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital