Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trợ tim Ivabradine?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Dược sĩ

Phạm Minh Hưng

Trưởng khoa Dược

Ivabradine là loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng đau thắt ngực mạn tính ổn định ở bệnh mạch vành có nhịp xoang bình thường. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại thuốc này cũng như những lưu ý khi sử dụng.

1. Ivabradine là thuốc gì, được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nào?

Ivabradine là một loại thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị suy tim mạn tính và các triệu chứng của đau thắt ngực mạn tính. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm nhịp tim, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nhu cầu oxy của tim. Ivabradine có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị suy tim.

Hoạt chất có trong thuốc là Ivabradine hydrochloride, thường được bào chế dưới dạng viên nén có các hàm lượng khác nhau như 2.5mg, 5mg và 7.5mg.

Thuốc Ivabradine được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

– Điều trị suy tim mạn tính ở người lớn có nhịp tim nhanh xoang (HR) từ 70 nhịp/phút trở lên và triệu chứng suy tim vừa phải đến nặng.

– Điều trị triệu chứng đau thắt ngực mạn tính ở người lớn không thể dung nạp hoặc có chống chỉ định với thuốc chẹn beta.

– Kết hợp với thuốc chẹn beta ở bệnh nhân suy tim mạn tính có nhịp tim nhanh xoang và triệu chứng suy tim vừa phải đến nặng mà liều lượng tối ưu của thuốc chẹn beta không thể được sử dụng.

Ivabradine là một loại thuốc trợ tim được kê đơn phổ biến

Ivabradine là một loại thuốc trợ tim được kê đơn phổ biến

2. Lý giải cơ chế hoạt động của thuốc

Ivabradine có tác động ức chế có chọn lọc và đặc hiệu đối với các kênh ion phụ thuộc nucleotide vòng hoạt hóa quá phân cực trong nút xoang của mô tim. Điều này dẫn đến sự giảm dần dòng ion If, kéo dài quá trình khử cực tâm trương, làm chậm quá trình dẫn truyền trong nút xoang, và kết quả cuối cùng là giảm tần số nhịp tim.

3. Những điều cần biết khi sử dụng loại thuốc trợ tim này

3.1. Liều dùng Ivabradine: Sử dụng với định lượng ra sao?

Ivabradine là loại thuốc được bác sĩ chỉ định, bởi vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng bác sĩ kê dựa trên tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số khuyến cáo trong liều lượng sử dụng như sau:

– Đối với điều trị chứng đau thắt cơ ngực mãn tính ổn định: Liều khởi đầu không vượt quá 5mg x 2 lần/ngày ở bệnh nhân dưới 75 tuổi. Nếu sau ba đến bốn tuần điều trị, bệnh nhân vẫn có nhịp tim cao cần tham vấn bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Nếu nhịp tim hạ xuống dưới 50 nhịp mỗi phút thì cần liên hệ bác sĩ giảm liều và theo dõi nhịp tim để được hỗ trợ kịp thời.

– Đối với điều trị suy tim bằng Ivabradine, cần lưu ý chỉ được điều trị ở bệnh nhân suy tim ổn định và được chỉ định bởi các bác sĩ có kinh nghiệm quản lý bệnh suy tim mãn tính. Liều dùng khuyến cáo cũng là 5mg x 2 lần/ ngày, sau đó là các liều duy trì. Bệnh nhân cũng cần theo dõi nhịp tim, nếu tăng trên 60 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi thì cần liên hệ bác sĩ tăng liều. Với nhịp tim giảm dưới 50 mỗi phút thì cần được bác sĩ giảm liều thấp hơn.

Ivabradine điều trị chứng đau thắt cơ ngực mãn tính ổn định

Ivabradine điều trị chứng đau thắt cơ ngực mãn tính ổn định

Nhìn chung, bệnh nhân sử dụng Ivabradine cần được bác sĩ chỉ định, điều chỉnh và theo dõi đặc biệt để đảm bảo an toàn.

3.2. Lưu ý cách uống thuốc Ivabradine

Ivabradine được uống dưới dạng viên nang. Bệnh nhân cần lưu ý, nên uống thuốc cùng với thức ăn. Khi uống thì cần nuốt nguyên viên thuốc với một ly nước đầy. Tuyệt đối không bẻ, nghiền hoặc nhai viên thuốc.

3.3. Những trường hợp nào không được sử dụng thuốc Ivabradine?

– Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Ivabradine không được sử dụng thuốc này.

– Không sử dụng cho người bị nhịp tim chậm, dưới 60 nhịp/phút, bạn không được sử dụng Ivabradine.

– Không sử dụng thuốc cho người bị huyết áp thấp hơn 90/50 mmHg

– Ngoài ra, người bị bệnh gan nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng được khuyến cáo không sử dụng Ivabradine.

– Ivabradine không được sử dụng cho bệnh nhân suy tim cấp tính hoặc suy tim không ổn định, bệnh nhân block nhĩ thất độ 3.

phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng được khuyến cáo không sử dụng thuốc. 

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú được khuyến cáo không sử dụng loại thuốc trợ tim này. 

3.4. Cần thận trọng khi sử dụng đối với các trường hợp nào?

Cần thận trọng khi sử dụng Ivabradine cho bệnh nhân suy tim mạn tính có huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu liều cao, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình.

Ngoài ra, cần chú ý khi sử dụng thuốc cho người bị rối loạn nhịp tim khác, người có bệnh võng mạc sắc tố và người cao tuổi.

4. Cần xử trí ra sao khi sử dụng quá liều hoặc quên liều chỉ định

Quá liều Ivabradine có thể dẫn đến nhịp tim chậm nghiêm trọng và kéo dài.

Cách xử lý khi quá liều: Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở ý tế để được xử lý trong trường hợp này. Tình trạng nhịp tim chậm nghiêm trọng cần được điều trị tại khoa chuyên môn để giảm triệu chứng. Trong trường hợp nhịp tim chậm kèm theo khả năng huyết động kém, có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thuốc kích thích beta tiêm tĩnh mạch như isoprenaline. Cần thực hiện các biện pháp tạo nhịp tim tạm thời nếu cần thiết.

Đối với trường hợp quên liều Ivabradine: nếu bỏ sót một liều, hãy sử dụng liều tiếp theo vào thời gian thường ngày theo lịch trình đã đặt ra, tuyệt đối không tăng liều lượng gấp đôi để bù vào liều đã quên.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Ivabradine cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thuốc trợ tim này. Luôn ghi nhớ, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám và được xác định rõ tình trạng của cá nhân, ngoài ra nên sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả và đảm bảo tính an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital