Ung thư gan phổ biến thứ 3 ở nam giới và thứ 8 ở nữ giới Việt Nam. Do nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác nên cách phòng bệnh ung thư gan vẫn được các bác sĩ khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư gan và những thông tin sơ lược về bệnh cần biết
1.1 Khái niệm và phân loại các dạng bệnh ung thư gan thường gặp
Gan được biết đến là cơ quan bảo vệ cơ thể khỏi độc tố và chất có hại nhờ tiết ra mật để tiêu hóa chất béo, vitamin và chất dinh dưỡng. Gan cũng lưu trữ các loại glucose và dưỡng chất thì có thể đảm bảo nguồn sống khi cơ thể không đủ năng lượng.
Ung thư gan là bệnh khối u ác tính phát sinh trong gan khiến gan bị phá hủy và những hoạt động thông thường có thể bị ảnh hưởng. Bệnh được phân chia thành: ung thư gan nguyên phát(ung thư hình thành trong tế bào gan) và ung thư gan thứ phát(ung thư hình thành từ cơ quan khác di căn đến gan).
Trong ung thư gan nguyên phát lại được chia thành nhiều vị trí trong gan, bao gồm:
– Ung thư biểu mô tế bào gan: loại bện phổ biến và thường xảy ra với người bệnh nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, xơ gan do rượu…
– Ung thư đường mật(ung thư ống mật) hình thành từ những ống dẫn mật nhỏ và mang đến ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Ung thư hình thành ở những ống dẫn mật trong gan là ung thư đường mật trong gan và ngược lại thì gọi là ung thư đường mật ngoài gan. Ung thư đường mật chiếm khoảng 10-20% các trường hợp bệnh.
– U mạch máu ác tính: đây là dạng ung thư hiếm gặp và bắt nguồn trong mạch máu ở gan, bệnh có xu hướng tiến triển rất nhanh nên thường được phát hiện trong giai đoạn muộn.
– U nguyên bào gan: bệnh ung thư gan dạng này cực kì hiếm gặp và đa số những trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ em. Nếu được phát hiện sớm và điều trị với phẫu thuật và hóa trị, tiên lượng của người bệnh thường rất tốt, đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh.
1.2 Những dấu hiệu bệnh ung thư gan điển hình không nên chủ quan
Đa số người bệnh không có những dấu hiệu hay triệu chứng ở những giai đoạn đầu của bệnh ung thư gan, những dấu hiệu của bệnh thường rõ ràng hơn trong giai đoạn sau với:
– Sút cân, ăn không ngon miệng, nôn và buồn nôn kết hợp chướng bụng
– Đau hoặc tức ở vùng gan, có thể sờ thấy khối u ở hạ sườn bên phải
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, có thể sốt
– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu chuyển màu đậm và phân nhạt màu hơn.
Mỗi bệnh nhân ung thư gan sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ bệnh. Có những bệnh nhân tiến triển âm thầm nhưng cũng có những trường hợp bệnh có dấu hiệu sớm ngay từ khi khởi phát.
2. Các cách tránh phòng bệnh ung thư gan
Ung thư gan bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính tại gan, cơ quan có chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nằm ở phần trên bên phải của bụng, dưới cơ hoành và trên dạ dày.
Do nguyên nhân gây bệnh ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ nên các cách phòng bệnh ung thư gan chỉ mang tính tương đối và cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
2.1 Nói không với rượu bia – Cách phòng bệnh ung thư gan quan trọng
Hút thuốc lá, uống rượu bia là những thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe và có khả năng gây ung thư, trong đó có cả ung thư gan. Các bác sĩ cho biết, rượu có thể gây xơ gan – tình trạng tế bào lành ở gan bị thay thế bằng các mô sẹo không hồi phục và dễ chuyển thành ung thư. Người uống càng nhiều rượu bia, sức thải qua gan càng lớn và nguy cơ mắc ung thư càng cao. Chính vì vậy, không uống rượu bia có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
2.2 Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc
Bên cạnh rượu bia, thuốc lá cũng được đưa vào danh sách những thành phần có tác động tiêu cực đến gan. Không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, thuốc lá còn có chứa nhiều chất hóa học độc hại có khả năng gây hại đến nhiều cơ quan, trong đó có gan. Năm 2014, các bác sĩ Mỹ đưa bệnh ung thư gan vào danh mục những bệnh do thuốc lá gây ra.
2.3 Tiêm phòng vắc xin viêm gan B – Cách phòng bệnh ung thư gan cần làm
Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính khiến người bệnh dễ bị xơ gan và tiến triển thành ung thư gan. Các chuyên gia cho biết có đến 10 – 20% bệnh nhân xơ gan có thể chuyển hóa thành ung thư.
2.4 Duy trì cân nặng hợp lý
Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường. Vì vậy, duy trì một cân nặng hợp lý là việc làm cần thiết giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc ung thư gan.
2.5 Điều trị bệnh tiểu đường tích cực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người mắc tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường tuýp 2) có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường.
2.6 Khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì
Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan mà chúng ta không thể kiểm soát được, ví dụ như tiền sử bệnh gia đình, mang gen đột biến có khả năng gây ung thư… Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được quan tâm sớm, đặc biệt ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hi vọng những thông tin về cách phòng bệnh ung thư gan trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích từ đó ngăn chặn và phòng ngừa sớm bệnh, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Đồng thời, ung thư gan là một căn bệnh rất nguy hiểm với sự tiến triển âm thầm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng nên người bệnh cần khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường để được chữa trị sớm nhất có thể.